468x1000 Ads

Tuesday, September 29, 2015

Red Dead Redemption sẽ không được đưa lên PC

Kể từ lúc sản phẩm cao bồi viễn Tây cực đỉnh này ra mắt trên Console vào 2010, game thủ đã gần như mất hoàn toàn hi vọng về một phiên bản trên PC. Và họ sẽ còn phải thất vọng hơn khi chỉ đạo sản xuất vừa chốt thêm 1 câu kết luận chắc nịch nữa.

>> Gamer X360, PS3 nói lời vĩnh biệt phần chơi chiến dịch của Black Ops 3


Kris Roberts, được biết đến là cựu thiết kế và chỉ đạo mảng chơi Multiplayer của Red Dead Redemption vừa có một cuộc nói chuyện live-Stream trên Twitch. Đây là một cuộc nói chuyện mang tính cá nhân khi nó diễn ra trên channel riêng và đa phần câu hỏi được người xem đặt ra là “Bao giờ RDR mới có phiên bản PC?”

Tôi không nghĩ rằng sẽ có một ngày Red Dead Redemption có mặt trên PC. Tôi thực sự còn bị shock nặng khi biết rằng họ (Rockstar) đã làm một phiên bản PC cho GTA5.

Roberts còn nói thêm rằng: Dù Red Dead Redemption được phát triển trong môi trường Win32 của PC nhưng X360 và PS3 vẫn luôn là những hệ máy được studio ưu tiên.

Để có những điều tốt đẹp nhất trong kí ức của tôi, chúng tôi không bao giờ thực sự nói chuyện nghiêm túc về việc tối ưu game trên PC cả.

Vốn trước đây, đã từng có thông tin RDR sẽ lên PC sau 4 năm chờ đợi nhưng sự việc có vẻ đã bị delay quá lâu. Dù cho Roberts đã không làm việc tại Rockstar nhưng hãng cũng chẳng đả động thêm bất cứ thông tin nào về sản phẩm này và liệu nó có đặt chân lên PC với phiên bản thứ 2 hay không. Tất cả vẫn còn rất mù mịt.

Red Dead Redemption sở hữu một cốt truyện cao bồi xuất sắc đi kèm là một thế giới mở vô cùng hấp dẫn miền viễn Tây vào những năm 1910. Bạn vào vai một tên tội phạm hoàn lương và bị những kẻ đồng đội của mình trả thù do dám phản bội bạn bè. Bên cạnh việc là một sản phẩm game bắn súng TPS, sandbox khá bạo lực là cốt truyện rất nhân văn. Game chỉ phát hành trên PS3 và X360.

>> Thể loại game: TPS là gì?

Saturday, September 26, 2015

Gamer X360, PS3 nói lời vĩnh biệt phần chơi chiến dịch của Black Ops 3

Những game thủ mua Call of Duty Black Ops 3 bản console cũ sẽ không còn được trải nghiệm những tình tiết gay cấn trong cốt truyện của màn chơi đơn.


Trong ngày 26/9, trang blog điểm tin game chính thức của cộng đồng Call of Duty đăng tải những thông tin mới về phiên bản Black Ops 3 trên các hệ máy console đời cũ. Theo đó, người dùng Xbox 360 và PS3 sẽ vĩnh viễn không thể trải nghiệm được toàn bộ màn chơi đơn của tựa game này. Lý giải mà đại diện hãng phát triển Treyarch đưa ra là: “Phần chơi chiến dịch co-op 1-4 người được thiết kế trên PC, PS4 và Xbox One với quy mô quá lớn mà không thể tái hiện được trong các hệ máy đời cũ”. Như vậy, các phiên bản Call of Duty Black Ops 3 trên Xbox 360 và PS3 sẽ chỉ có chế độ chơi mạng và và chế độ co-op chống zombie.

Cùng với đó, Black Ops 3 trên các hệ máy console cũ cũng sẽ không có những tính năng đặc biệt như trang trí vũ khí và công cụ đặc biệt phục vụ tổ chức các giải đấu eSport. Những chi tiết này cũng sẽ chỉ độc quyền trên PC, PS4 và Xbox One. Đổi lại, giá bán tựa game này được giảm xuống 10 USD, tức chỉ còn 49.99 USD trên mọi hệ máy. Cùng với đó, những game thủ mua Black Ops 3 trên PS3 và Xbox One cũng sẽ có cơ hội miễn phí nhận được Call of Duty Black Ops phiên bản đầu tiên. Tuy nhiên, việc tặng Black Ops 1 chỉ được áp dụng trong các vùng lãnh thổ nhất định.

Đây là điều khá bất ngờ với những tín đồ Call of Duty đã từng đồng hành trên các hệ máy đời cũ. Trước đó tại E3 2015, Black Ops 3 trên Xbox 360 và PS3 từng được giới thiệu vẫn sẽ có màn chơi chiến dịch nhưng giới hạn phần co-op chỉ gồm 2 người. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng chính giới hạn phần cứng đã khiến Treyarch không thể thực hiện được chuyển đổi nội dung sang các máy cũ. Một tựa game nổi tiếng khác là Grand Theft Auto 5 cũng đã tuyên bố dứt bỏ các thiết bị đời cũ khi không đưa các bản cập nhật mới vào console thế hệ thứ 7.

>> GHOST RECON: WILDLANDS – BỐN TAY SÚNG CỨU CẢ ĐẤT NƯỚC

Friday, September 18, 2015

Thể loại game: TPS là gì?

Bài tiếp theo trong chuyên mục Hồ sơ thể loại game, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thể loại game TPS.

>> Phiên bản GTA nào được game thủ Việt yêu thích nhất?
>> Review game: Battlefield Hardline

Game TPS là gì?

TPS hay Third Person Shooter là thể loại game bắn súng góc nhìn thứ ba. Không như FPS (First Person Shooter), với TPS game thủ sẽ được nhìn toàn bộ nhân vật của mình trên màn hình. Góc nhìn cũng rộng hơn khi không còn bó hẹp trong khoảng cách của mắt. Nhờ đó, việc tương tác của nhân vật với môi trường xung quanh cũng phong phú hơn thể loại FPS. Game thủ hoàn toàn có thể nhìn được cả sau lưng, vì vậy khả năng ứng biến cũng cao hơn.


Game TPS phù hợp với những trận đấu súng cân não cần thiết có sự phối hợp của toàn bộ lực lượng cùng phe. Những hành động cần thiết như cover, nhảy hay cover ngắm bắn sẽ được thực thi một cách chuẩn xác.

Tuy nhiên, hiện nay, ranh giới giữa góc nhìn thứ nhất và góc nhìn thứ ba là không lớn. Rất nhiều sản phẩm cho tùy chọn giữa FPS và TPS hoặc kết hợp cả 2 thể loại vào với nhau. Mặc dù không phổ biến bằng thể loại FPS nhưng lực lượng hâm mộ thể loại TPS vẫn rất đông. Nhiều siêu phẩm TPS đã được ra đời khiến cho toàn bộ con tim của các fan cũng như trang tin game trên toàn thế giới phải tan chảy.

Lịch sử dòng game TPS

Những tựa game đặt nền móng đầu tiên cho thể loại TPS gồm có Radar Scope (1979) của hãng Nintendo trên hệ máy Arcade, Buck Rogers: Planet of Zoom (1982) của hãng Sega,… Chúng đều thuộc thể loại điều khiển tàu chiến đấu trong không gian giống như tựa game Bắn Ruồi nhưng tất cả đều trên nền 2D. Tựa game TPS 3D đầu tiên chính là Space Harrier (1985) của Sega với những cơ chế hết sức đơn giản bao gồm bắn và né.


Trên thực tế, tựa game huyền thoại Contra cũng thuộc thể loại TPS nhưng trên nền 2D di chuyển ngang. Đến năm 1988, Konami mới phát triển được tựa game TPS 3D hoàn chỉnh đầu tiên với việc di chuyển tiến về phía trước bằng cách giữ phím lên, đó chính là game Devastator.

Ngoài những trò chơi bắn súng, những tựa game phiêu lưu hành động cũng thuộc góc nhìn thứ ba. Những cái tên trong thể loại TPS hành động chúng ta có thể kể đến Tomb Raider và tiếp đó là Price of Persia với môi trường 3D rộng lớn.


Vào năm 1999, một cơ chế mới của dòng TPS ra đời đã làm thay đổi, định nghĩa lại toàn bộ thể loại này, đó chính là hệ thống cover. Đây là một bước tiến lớn và quan trọng của ngành công nghiệp game. Trò chơi đầu tiên áp dụng hệ thống cover là Winback của hãng Koei ra đời cùng năm. Hệ thống này còn tiếp tục được phát triển trong Metal Gear Solid 2: Son of Liberty (2001). Cover đã trở thành một trong những tính năng quan trọng bậc nhất trong một tựa game bắn súng góc nhìn thứ ba. Để rồi từ Cover, các nhà phát triển đã cải tiến và thêm những hệ thống khác như trượt, di chuyển khi cover hay cover ngắm bắn,… chúng được sử dụng rộng rãi cho đến tận bây giờ.

Tựa game đầu tiên sử dụng Cover - tính năng bậc nhất trong dòng TPS

Winback: Tựa game đầu tiên sử dụng Cover – tính năng quan trọng bậc nhất trong dòng TPS
Từ những cơ chế đơn giản nhất, TPS đã từng ngày phát triển về mặt gameplay và sau đó là cốt truyện. Hiện giờ, người chơi còn có thể tự tạo cho mình những cốt truyện khác nhau với nhiều lựa chọn, không phải đi theo những gì nhà phát triển tạo dựng sẵn. Điều này khiến cho gamer cảm thấy mình hoàn toàn làm chủ tựa game đó.

Tạm kết

Bên cạnh một thể loại FPS dễ chơi, dễ tiếp cận, cảm giác nhập vai tốt, chúng ta còn có TPS. Những tựa game góc nhìn thứ ba mang lại cho game thủ những cảm giác thú vị và epic hơn rất nhiều so với FPS. Bạn có thể nhìn được toàn bộ nhân vật và môi trường xung quanh, có nhiều cơ chế hấp dẫn như Cover, trượt Cover hay Cover ngắm bắn mà những game dòng FPS không có. Dòng game TPS đã và đang từng bước phát triển không chỉ về gameplay mà còn cả về cốt truyện, game thủ sẽ hoàn toàn làm chủ được tựa game mình yêu thích.

>> Thể loại Stealth Action là gì?
Nguồn: game4v

Wednesday, September 16, 2015

Phiên bản GTA nào được game thủ Việt yêu thích nhất?

GTA đã là tượng đài trong lòng rất nhiều game thủ Việt từ hàng chục năm nay, điều đấy hoàn toàn không thể chối cãi được. Nhưng đâu mới thực sự là phiên bản được nhiều game thủ Việt yêu thích nhất.

>> Review game: Battlefield Hardline

Grand Theft Auto là thương hiệu lâu đời, là con gà đẻ trứng vàng của nhà phát triển và phát hành game Rockstar. Game phát hành lần đầu tiên trên thị trường vào năm 1997 với tên gọi gốc là Grand Theft Auto trên nền PC, PS1 và trên hệ cầm tay GBC. Trải qua 18 năm hình thành và phát triển, tổng doanh thu mà sản phẩm này mang về cho hãng lên tới hàng tỷ đô trong đó chỉ riêng GTA V đã hơn 1,7 tỷ đô. Đồng thời, game cũng trở thành một trong những thương hiệu thành công nhất lịch sử ngành công nghiệp game.

Monday, September 14, 2015

Review game: Battlefield Hardline


Phát triển: Visceral.
Hệ máy: PS4/PS3/PC/Xbox One/Xbox 360.
Ngày phát hành: 17/3/2015.
Thể loại: Bắn súng góc nhìn thứ nhất.
ESRB : +18 Mature.

Quay về thời điểm cuối năm 2013 , DICE giới thiệu Battlefield 4 với một sự đổi mới toàn diện , 1 phòng chơi 64 người - điều mà chưa tựa game cùng thể loại nào có thể làm được với thời điểm lúc bấy giờ (Trừ Planetside 2) - chưa kể hệ thống Levolution tuyệt vời , DICE đã chứng tỏ mình là một người chả thua ai cả . Và thực sự , levolution của map Siege Of Shanghai đã làm toàn bộ người chơi choáng ngợp bởi khả năng của Engine Frosbite 3 ... vậy còn Hardline thì sao ? Liệu Visceral có làm lại được những gì mà DICE đã và đang làm được hay không ? Hãy cùng review game tìm hiểu về tựa game này nhé.

Saturday, September 12, 2015

Download game: One Piece: Pirate Warrior 3 2015

Từ trước đến nay, bên cạnh Naruto thì One Piece là một bộ manga được rất nhiều độc giả Việt Nam ưa thích, nếu không muốn nói là có phần còn nhỉnh hơn so với người hàng xóm Ninja của mình. Trong khi Naruto có series Ultimate Ninja Storm đã phát hành được hai bản game trên Steam, One Piece vẫn trung thành cùng PlayStation. Điều đó sắp không còn đúng nữa với One Piece: Pirate Warrior 3 - tựa game hành động chặt chém cũng do Bandai Namco phát hành.

Friday, September 11, 2015

Review game: Sam Fisher – Điệp viên siêu hạng của Spinter Cell

Hãy cùng trang tin Review Game tìm hiểu về cuộc đời của một trong những điệp viên nổi tiếng nhất thế giới game Sam Fisher của series Splinter Cell.

Trong chuyên mục hồ sơ nhân vật kỳ này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cuộc đời và thân thế của một trong những nhân vật biểu tượng của hãng Ubisoft nói riêng và thế giới game nói chung: Sam Fisher, tay điệp viên tài năng nhưng cũng đầy bí ẩn.

Không giống như nhiều điệp viên nổi tiếng khác trong thế giới game, Sam Fisher xuất thân là con nhà nòi. Anh ra đời vào ngày 17/04/1957 trong một gia đình có truyền thống phục vụ trong quân đội và chính phủ Mỹ. Cha anh vốn là một sĩ quan tình báo của CIA, người từng nằm vùng tại Liên Xô trong suốt giai đoạn cuộc Chiến tranh Lạnh diễn ra. Ông cũng được cho chính là người đã truyền cảm hứng cho Sam Fisher trong suốt sự nghiệp sau này.

Wednesday, September 9, 2015

Thể loại Stealth Action là gì?

Stealth Action, một trong những thể loại game cực kì hấp dẫn và cân não. Liệu bạn đã hiểu hết về nó?


Stealth Action là gì?

Stealth Action hay game hành động lén lúc là một thể loại sẽ khiến não và cảm xúc của bạn luôn trong trạng thái vô cùng căng thẳng. Những trò chơi thuộc thể loại này thường sẽ bòn rút đạn dược, vũ khí của game thủ đến mức tối đa. Người chơi phải giảm thiểu mọi tiếng động, ra tay nhanh gọn, không để lại dấu vết nếu như không muốn bị phát hiện và quay lại điểm checkpoint trước đó.


Thông thường, game thủ có nhiều lựa chọn để hoàn thành mục tiêu mà game đặt ra. Một số game cho phép người chơi hoặc hạ sát kẻ thù hoặc chỉ đánh gục chúng trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn có thể nấp sau các chướng ngại vật, cũng như lợi dụng bóng tối để không bị phát hiện.

Bóng tối chính là vũ khí lợi hại nhất trong dòng game này. Một số trò chơi bạn buộc phải đánh lạc hướng bằng cách hủy hết tất cả những nguồn sáng có trong bản đồ để kẻ địch không phát hiện.


Các AI ban đầu được thiết kế để di chuyển theo một lộ trình nhất định, chỉ cần quan sát vài lần là người chơi có thể biết được nên tấn công như thế nào. Nhưng hiện nay, chúng đang có xu hướng thông minh hơn rất nhiều so với các sản phẩm game trước đó, vì vậy rất khó nắm bắt được quy luật di chuyển. Để không khiến game thủ nản lòng, các nhà phát triển đã thêm vào cơ chế đánh tay không tức thì. VD: Nếu kẻ địch phát hiện ra bạn hắn sẽ bị ngỡ ngàng từ 1s tới 2s. Đây là khoảng thời gian cực kì quan trọng giúp bạn lao tới và hạ gục chúng, nếu không tận dụng được game thủ đương nhiên sẽ kích động hàng tá kẻ địch khác lao tới.


Chính vì việc phải lựa chọn chiến thuật một cách hợp lý, kiên nhẫn với từng bước đi nên dòng game này khá kén người. Nhưng một khi đã thông thạo và nắm bắt linh hoạt, Stealth Action là sản phẩm cực kì dễ gây nghiện. Điều này dựa trên đặc điểm của con người luôn thích những cái gì đó lén lút vụng trộm thay vì công khai.

Lịch sử ra đời của Stealth Action

Thể loại hành động lén lút lần đầu tiên được biết tới vào năm 1981 với tựa game Castle Wolfenstein trên hệ máy Apple II. Nhưng phải đến thời của Metal Gear (1987) trên hệ NES và Metal Gear 2: Solid Snake (1990) trên hệ MSX2, thể loại Stealth Action mới đạt được những mốc son chói lọi. Phiên bản Solid Snake có đồ họa được cải tiến nhiều so với người tiền nhiệm với những bổ sung đáng kể như ra-đa và cốt truyện có chiều sâu. Và cũng phải đến lúc này, dòng game hành động lén lút mới thu hút được sự chú ý của cộng đồng game thủ.


Nhưng cũng phải đến năm 1998, thể loại này mới phổ biến với một số những tượng đài tiêu biểu như Metal Gear Solid, Tenchu: Stealth Assassins và Thief: The Dark Project. Tenchu chính là sản phẩm đầu tiên được xây dựng trên nền đồ họa 3D, còn Thief đã đặt một nền móng vững chắc cho dòng Stealth Action trên hệ máy PC. Chính những tượng đài trên đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều dòng game phổ biến sau này như Hitman hay Splinter Cell.

Hiện nay, dòng game Stealth đã kết hợp với nhiều thể loại khác để tạo ra một số biến thể như Stealth Platform, Stealth Action hay Stealth Thriller. Điều này giúp game phù hợp với nhiều tầng lớp người chơi hơn nhưng có thể sẽ làm giảm đi cảm giác hồi hộp của một tựa game thuần Stealth.


Tạm kết

Khác so với FPS hay TPS, Stealth Action mang lại tiết tấu game rất chậm rãi, cần có sự tính toán kĩ lưỡng và vạch ra nhiều chiến thuật khác nhau. Nó sẽ tốn nhiều thời gian chơi của game thủ hơn, mang lại cảm giác hồi hộp căng thẳng mà cuốn hút. Dù nó khá kén người chơi nhưng một khi đã kiểm soát được gameplay, bạn sẽ bị nghiện lúc nào mà không biết.

>> Thể loại FPS là gì?

Nguồn: Game4v

Tuesday, September 8, 2015

4 tựa game sanbox không thể bỏ lỡ 2015

Sức mạnh của các đời máy PC và console đời mới thực sự đã tạo cho các nhà làm game nhiều cơ hội để tạo ra những tuyệt tác thế giới mở thực sự rộng lớn với hàng tấn những nội đung, những bí ẩn mong chời được khám phá. 4 cái tên được review game nhắc tới dưới đây là những thế giới đầy màu sắc mà các game thủ đang rất háo hức trong thời gian tới.

>> Top game có phần chơi Co-op hay nhất

Just Cause 3

Ngày phát hành: Cuối năm 2015 (Xbox One, PS4, PC)

Cái tên nghe-đã-thấy-kích-thích Just Cause 3 là một trong những tựa game thú vị và được mong chờ nhất của các tín đồ thế giới mở. Lần này tựa game sẽ mang game thủ theo dấu chân của Rico Rodriguez – anh đã trở lại để chiến đấu lật đổ tên độc tài đang tác quai tác quái tại quê nhà.


Như những phần trước, song hành cùng Rico vẫn sẽ là người bạn thân nhất của anh: một thiết bị bắn móc giúp anh móc và đu tới bất kỳ vật thể nào ở gần, và lần này anh cũng sẽ có thêm một bộ cánh hữu dụng để có thể bay lượn và đu mình từ trên không với một tốc độ tên lửa.

Saturday, September 5, 2015

Thể loại FPS là gì?

Trong bài viết này, game thủ sẽ được tìm hiểu rõ hơn về thể loại game FPS hay còn gọi là game bắn súng góc nhìn thứ nhất.


Game FPS là gì?

FPS hay First Person Shooter là game bắn súng góc nhìn thứ nhất. Đây có thể nói là thể loại game dễ chơi, dễ tiếp cận và phổ biến nhất trong ngành công nghiệp game hiện nay. Đúng như tên gọi của nó, người chơi sẽ thực sự nhập vai vào nhân vật chính. Tất cả những gì thể hiện trên màn hình là những gì mà chúng ta có thể nhìn thấy như tay, vũ khí,… (đôi khi là chân) và môi trường xung quanh trong game.


Game thủ lần đầu tiên biết đến thể loại FPS là vào năm 1980 với tựa game giả lập Battlezone, nó mô phỏng lại chiến trận ở vị trí một người lính lái xe tăng. Khi đó, tựa game thực sự đã mang lại một luồng gió mới cho ngành công nghiệp game, một cảm giác chơi game hoàn toàn mới lạ. Để có thể chơi được FPS, game thủ phải có phản xạ tốt để xử lý được mọi tình huống.


Trong các năm sau đó, tựa game Doom (đặc biệt là Doom 2) đã tạo ra một chuẩn mực cho dòng game FPS. Nó bao gồm tất cả những cơ chế cơ bản nhất của một tựa game bắn súng góc nhìn thứ nhất. Thậm chí, dòng game huyền thoại Doom là một tấm gương cho các nhà phát triển game FPS sau này noi theo. Hãng phát triển id Software đã có một cống hiến lớn khi tạo ra một bước tiến cực kì quan trọng, định hình lại ngành công nghiệp game. Và nhờ có Doom, nhiều siêu phẩm FPS mới nối tiếp nhau ra đời.

Những sản phẩm huyền thoại của FPS

Chúng ta có thể kể đến những huyền thoại được ra đời sau Doom như Half Life, Battlefield, Call of Duty, Medal of Honor, Brothers in Arms,… Tất cả đều dựa trên những gì mà Doom đã khai phá. Cho dù các tựa game về sau có biến tấu thế nào đi chăng nữa, chúng đều có những cơ chế giống nhau. Chính vì vậy, việc tiếp cận dòng game FPS là không hề khó đối với game thủ. Chỉ duy nhất một điểm, những sản phẩm FPS thường có tiết tấu và nhịp độ game nhanh nên sẽ khiến người chơi có cảm giác chóng mặt nếu ngồi lâu hay mới tiếp cận.


Nếu như các sản phẩm game offline thường tập trung vào chơi đơn thì một huyền thoại khác là Counter Strike đã đi theo một hướng hoàn toàn khác là kết nối mọi người. MMOFPS hay Massively multiplayer online first person shooter là một biến thể của FPS. Thể loại này sẽ chỉ tập trung vào những phần chơi mạng, kết nối nhiều game thủ với nhau thông qua mạng LAN hay Internet.

Counter Strike hay CS thực chất là một bản mod Lê Minh và Jess Cliffe thực hiện.Counter Strike lấy bối cảnh hai đội khủng bố (terrorist) và chống khủng bố (counter-terrorist) đối đầu với nhau. Không chỉ đơn giản là làm theo những gì game sắp đặt từ trước, không chỉ là những màn đấu súng game thủ có thể đoán trước kết cục,… trò chơi đề cao tính chiến thuật và đồng đội.


Để có thể tăng tính giá trị chơi lại, giúp game thủ không còn cảm giác chán khi hoàn thành xong phần chơi đơn, các nhà phát triển đã thêm vào đó phần chơi mạng. Dù sau này có những dòng game trở thành một bộ môn thi đấu trong thể thao điện tử như Call of Duty,… nhưng vẫn không thể vượt qua được cái bóng quá lớn của Counter Strike.

Tạm kết

FPS là một bước tiến xa và kì diệu của ngành công nghiệp game. Với lối chơi đặc trưng hấp dẫn, không gây nhàm chán, dòng game này đã hút hồn không biết bao nhiêu game thủ. Không phải bỗng nhiên FPS là dòng game có nhiều cộng đồng nhất, nhiều người ưa chuộng nhất. Các giải đấu FPS lớn đã được tổ chức và đang ngày càng phát triển. Liệu rằng sẽ có một thể loại bắn súng nào khác vượt mặt được FPS không? Rất khó để trả lời câu hỏi này, nhưng chí ít là cho đến tận bây giờ, FPS vẫn là dòng game bắn súng vô đối.