468x1000 Ads

Friday, January 30, 2015

Diện mạo của các nhân vật game khi biến thành robot

Nhân vật game Final Fantasy VII, Legend of Zelda, Pokemon, Ninja Rùa... biến thành robot trông còn "ngầu" hơn gấp bội.

Không rõ do ảnh hưởng từ các bộ phim hoạt hình dài hơi nổi tiếng như Transformer, Gundam hay do vẻ sắt thép lạnh lùng vốn có mà robot từ lâu vẫn luôn là chủ đề được nhiều người ưa thích. ChasingArtwork - một thành viên của trang DevianArt cũng có sở thích như vậy khi đa số các bức vẽ của anh đều lấy mẫu từ các nhân vật nổi tiếng trong game lẫn phim ảnh, sau đó chuyển hóa họ thành dạng người máy với độ chi tiết rất cao cũng như không kém phần nghệ thuật.
Dưới đây, mời các bạn cùng chiêm ngưỡng một số tác phẩm đáng chú ý của ChasingArtwork:

Link.

Wednesday, January 28, 2015

Hướng dẫn đơn giản để hoàn thành Resident Evil HD Remaster

Trong biệt thự Spencer, rất khó có những giờ phút an toàn thực sự, do đó có nhiều điều người chơi cần biết trước khi bước vào.

Khác với nhiều game kinh dị đang phát hành trong thời gian gần đây, Resident Evil HD Remaster đưa người chơi quay trở về với phong cách kinh dị truyền thống. Bởi lý do đó, lối chơi chạy – và – bắn không còn tác dụng ở trong này. Muốn hoàn thành game, người chơi cần áp dụng những chiến thuật khác hoàn toàn nếu muốn toàn mạng để trở về, dưới đây là những bí quyết cơ bản để có thể sống sót trong Resident Evil HD Remaster.

Càng tránh đụng độ càng tốt


Phong cách kinh dị truyền thống khiến cho Resident Evil HD Remaster rất khác so với các game kinh dị hiện nay, không như Outlast, nhân vật vẫn có khả năng chiến đấu rất tốt, thế nhưng khác với Resident Evil 6, đạn dược không nhiều đến mức muốn bắn là có thể bắn được. Trong game, súng đạn lúc nào cũng trong tình trạng khan hiếm, tới mức người chơi chẳng bao giờ có nhiều hơn 3 băng đạn ở trong túi, trong khi những vật phẩm dùng được hồi máu lại được bẫy rập bố trí bảo vệ rất tốt. Vì thế, nếu tình thế cho phép, hãy hạn chế sử dụng vũ khí càng nhiều càng tốt. Điều này vẫn đúng ngay cả khi phải đánh trùm. Chẳng hạn, người chơi không cần hao tốn quá nhiều đạn dược để tiêu diệt con rắn Yawn khi đối mặt với nó lần đầu hay với Tiran khi phải đụng độ nó trên sân thượng.

Chỉ lưu game ở những chỗ quan trọng


Điểm checkpoint để lưu game không còn nữa, thay vào đó là máy đánh chữ và hộp mực, những thứ đã quá quen thuộc đối với game thủ Resident Evil. Chế độ chơi càng khó, số lượng hộp mực càng ít, trong khi có nhiều khu vực phải đi qua đi lại đến chục lần, nhất là khi các câu đố trong game không phải lúc nào cũng dễ hóa giải. Vì thế, hãy cố gắng giãn khoảng cách giữa các lần lưu game để tiết kiệm, và chỉ bắt buộc phải dùng nó trước khi bước vào các trận đánh trùm hoặc gặp phải quái khó diệt như Hunter.

Quản lý vật phẩm hợp lý

Nhân vật sẽ chỉ có 8 ô chứa vật phẩm và chẳng mấy chốc, những ô chứa này sẽ bị lấp đầy, bởi trong game có kha khá những thứ có thể nhặt được và tất cả đều có ích hết. Vì thế, mỗi khi tạm thời an toàn, hãy dừng lại để kiểm tra vật phẩm, để trống ít nhất 4 ô vật phẩm, và quay trở lại chỗ đặt thùng đồ gần nhất khi cả 8 ô này đã đầy.


Cố gắng chỉ mang theo một loại vũ khí và đạn dược đủ cho phạm vi một ô. Ngoài ra, người chơi có thể kết hợp các cây thuốc với nhau để có thể tiết kiệm ô trống (đồng thời cũng là cách để tiết kiệm cây thuốc vì không có cây thuốc lẻ để hồi phục khi còn lưng chừng máu). Và cuối cùng, không nên mang theo các vật phẩm dùng để giải câu đố như mặt nạ hay gia huy chỉ trừ khi người chơi đã chắc chắn tìm ra cách để giải những câu đố ấy.

Đừng quên Crimson Head

Khi zombie không di chuyển trong khoảng thời gian nhất định (khác với trường hợp không đủ dinh dưỡng), T-Virus bắt đầu loan tỏa khắp nơi trong cơ thể zombie, máu được bơm lan tỏa khắp cơ thể với tốc độ chóng mặt, da của nó vì thế đỏ thẫm, từ ngón tay mọc ra các móng vuốt sắc nhọn, hay nói cách khác nó đã biến thành một dạng khác gọi là Crimson Head. Nếu để quá trình như trên lập lại, Crimson Head sẽ biến thành Licker.


Crimson Head có tốc độ di chuyển rất nhanh, khả năng chạy và nhảy của chúng có phần trội hơn con người. Lực tấn công của chúng mạnh hơn với những vết cắn chí mạng, cú quào khủng khiếp từ bộ vuốt sắc nhọn, chúng thậm chí còn tấn công cả các zombie khác trên đường đi của chúng. Để ngăn zombie biến đổi thành Crimson Head ta cần phải bắn bể đầu zombie hoặc đốt cháy chúng. Tuy nhiên, vẫn có một cách khác để zombie không trở thành Crimson Head, đó là không hạ gục chúng khi chúng vẫn có thể di chuyển, điều này cũng phù hợp với chiến thuật tránh đụng độ để tiết kiệm đạn.

Chuẩn bị tinh thần để...quay lại

Một lý do khiến Crimson Head trở thành con quái khó chịu là bởi Resident Evil bắt người chơi phải quanh quẩn trong một khu vực bản đồ nhiều lần. Cũng cùng một đoạn hành lang, có khi người chơi phải đi qua đấy không dưới chục lần chỉ để làm một nhiệm vụ, giải một câu đố, mở một cánh cửa... Điều này không chỉ mất thời gian mà còn khiến những người thiếu kiên nhẫn phải nản lòng.


Tốt nhất, hãy học thuộc những đoạn đường ngắn nhất trong biệt thự, dùng súng và lửa để dọn sạch những đoạn đường ấy. Người chơi nên ưu tiên cho các phòng có máy đánh chữ và hòm đồ, chẳng hạn, đoạn hành lang có phòng y tế bởi nhân vật sẽ phải đi qua đây không dưới chục lần.

Công cụ phòng thủ


Các vật dụng để phòng thủ như dao hay lựu đạn là những thứ cứu mạng tốt nhất khi bị zombie hay chó bao vây, nhưng vì số lượng rất hạn chế nên người chơi không nên lạm dụng những thứ này. Tốt nhất, chỉ nên dùng chúng khi bị zombie áp đảo hay bị tấn công bất ngờ, ngoài ra, khi không có cây thuốc thì cũng đáng để mất một con dao và bị cắn một nhát.

Di chuyển nhanh chậm tùy hoàn cảnh


Trừ khi người chơi được trang bị súng phóng tên lửa vô hạn đạn, còn nếu không thì không cần phải vội vàng. Hãy di chuyển từ từ để những thứ khuất khỏi tầm mắt dần dần xuất hiện. Thông thường, có rất nhiều kẻ địch có thể vượt qua nếu người chơi giữ được bình tĩnh, chỉ cần chạy qua được một con zombie là coi như hết nguy hiểm, trừ khi nó còn có đồng minh nấp ở xó tối nào đó

Nguồn: internet

Thursday, January 15, 2015

Những sự thật phũ phàng hậu trường chụp ảnh cosplay (kỳ 3)

Không phải cosplayer nào cũng có điều kiện mua sắm mọi trang phục, và để tiếp tục theo đuổi đam mê của mình, nhiều "biện pháp" tình thế đã được sử dụng.

Đối với những người đam mê cosplay, sự hấp dẫn của các bộ ảnh hay video không chỉ phụ thuộc chính vào quần áo. Đó còn là phong cách, hình ảnh hay một phần hoạt động, thói quen của nhân vật được bản thân tái hiện lại, để cho bất cứ ai nhìn vào cũng có thể nhớ lại câu chuyện mà họ muốn kể.

Tuy vậy, để tái hiện hoàn hảo lại các tư thế hay hành động của nhân vật không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đầu tiên là ở thể loại anime hay game Nhật Bản, khi mà các anh chàng đều to cao đẹp trai trong khi các cô gái thì dễ thương nhỏ bé. Mà điều kiện thực tế hiện nay lại cho thấy những điều ngược lại về chiều cao cân nặng của các nữ sinh, nam sinh trung học.

Một tình huống tương tự mở ra khi nữ sinh này, bất ngờ bị dính mưa, không có ô, và được cứu thoát bởi một chàng hoàng tử mặc áo khoác màu trắng.

Monday, January 12, 2015

Review The Old City: Leviathan - bí mật thành phố cổ

Hành trình khám phá triết lý của The Old City: Leviathan chỉ kéo dài vài giờ chơi nhưng để hiểu được tất cả khúc mắc, thông điệp của game người chơi cần nhiều thời gian hơn thế.

Mỗi khi một ý tưởng táo bạo ra đời, nó sẽ luôn gánh chịu nhiều nhận định đa chiều, đặc biệt nếu đó là loại ý tưởng có thể thay đổi những giá trị truyền thống vốn có.

Có sự ủng hộ và cũng không tránh khỏi các quan điểm tiêu cực, khi đó thành công hay thất bại của ý tưởng mới đó chỉ được quyết định bởi cách nó được thể hiện. Ngành công nghiệp game không nằm ngoài quy luật ấy, điển hình nhất chính là những tựa game indie – nơi sự sáng tạo và chất xám được đổ dồn vào để hình thành nên các tiêu chuẩn mới, hướng đi mới cho tương lai của video game. Biết bao ý tưởng tuyệt vời đã được chắp nối từ những sản phẩm indie xuất sắc được đánh giá chẳng hề thua kém gì nhiều trò chơi AAA danh tiếng. Khái niệm mới Walking Simulator, thể loại The old City: Leviathan theo đuổi, khiến game thủ đặt ra câu hỏi rằng liệu nó có thực sự là một trò chơi hay không.

Nơi hành trình bắt đầu.
Walking simulator – nói mới thì cũng không hẳn là hoàn toàn đúng bởi khái niệm này đã được hình thành từ nhiều năm trước và dần từng bước tách biệt thành một thể loại mới của ngành game. Đó là dạng trò chơi không hề giành cho những game thủ đam mê hành động, tốc độ, chỉ những ai có lòng kiên nhẫn và tâm hồn nhạy cảm mới có thể thưởng thức trọn vẹn cái hay ẩn chứa bên trong. Bởi lẽ nó đặt nặng yếu tố khám phá và tư tưởng, song song đó khơi dậy những xúc cảm khác nhau của tâm hồn chúng ta trong quá trình khám phá ấy.

Có lẽ không ít người sẽ bỏ cuộc khi đọc đến đây, nhưng thực sự nếu bạn chịu khó bỏ thời gian thì sau cuộc hành trình những gì đọng lại trong lòng bạn sẽ rất sâu sắc. Trước The Old City: Leviathan đã có nhiều đàn anh rất thành công như: The Stanley Parable, Gone Home, Proteus hay Dear Esther. Mỗi tựa game đều mang thông điệp của riêng mình mà không làm mất đi yếu tố nền tảng của Walking Simulator, nhưng The Old City: Leviathan mang đến một trải nghiệm rất khác.

Lối thiết kế mang tính siêu thực.
Không như Proteus đưa người chơi thả hồn mơ mộng về những ký ức tuổi thơ, cũng không "hack não" người chơi như The Stanley Parable hay xoay quanh những vấn đề giới tính nhức nhối của xã hội như Gone Home. Câu chuyện của The Old City: Leviathan mang màu sắc thần thoại, tôn giáo và mang tính triết học nhiều hơn.

Trò chơi khởi đầu với một lời ngỏ rất thú vị rằng không phải tất cả những gì bạn sắp nhìn hay nghe thấy đều đáng tin tưởng. Bởi đơn giản nhân vật người chơi hóa thân là một kẻ tâm thần phân liệt, anh ta cho rằng mình đang trò chuyện với một thực thể vô hình gọi là Leviathan và chính Leviathan đã dẫn dắt anh đến nơi này. Hành trình của chúng ta bắt đầu như thế, chẳng hề có một lời dẫn giải hay giới thiệu nào về thế giới xung quanh hay nhân vật chính là ai, mục đích của anh ta là gì. Tất cả chỉ là sự bí ẩn bao trùm ngay từ đầu đến tận cuối trò chơi. Rất nhanh chóng, game thủ sẽ nhận ra rằng chỉ có mình là con người duy nhất hiện diện giữa một thành phố hoang tàn. Một thế giới rộng lớn nhưng cô độc cùng vô vàn điều kỳ bí đang chờ đón bạn khám phá.

Dù là nội cảnh...
Nếu ai đó đang lầm tưởng giữa game phiêu lưu và Walking Simulator thì họ nên phân biệt lại. Dù rằng điểm chung giữa hai thể loại này là đề cao sự tìm tòi, khám phá môi trường và cốt truyện, nhưng Walking Simulator lại nhấn mạnh nhiều hơn vào việc khơi dậy và tác động đến những cảm xúc trong lòng người chơi, khiến họ phải suy nghĩ và ám ảnh thực sự về những thông điệp ẩn chứa để rồi luôn đặt ra những câu hỏi cho chính cuộc sống thực tại của mình. Đó là về mục đích và giá trị, còn xét về gameplay, Walking Simulator không có được sự đặc sắc như các game phiêu lưu. Trong The Old City: Leviathan, những gì người chơi làm được chỉ là di chuyển, chạy, nhảy và tính năng zoom in để quan sát môi trường một cách chi tiết hơn. Không có các câu đố thử thách trí tuệ người chơi, không có nhân vật nào khác để trò chuyện, cũng chẳng hề tồn tại bất kỳ kẻ thù nào đe dọa và ngay cả một chút yếu tố "vượt chứng ngại vật" như game platform cũng không nốt. Nhiệm vụ duy nhất game thủ theo đuổi là khám phá thế giới xung quanh cũng như vén bức màn che phủ những bí mật của câu chuyện.

Đây không phải là khuyết điểm, mà lại là yếu tố đặc trưng cho thể loại game như The Old City: Leviathan. Bất kỳ ai đã từng chơi qua Gone Home hay Dear Esther đều hiểu được, vì đó chính là nguyên do cho câu hỏi đây có thực sự là video game hay không? Tuy nhiên trò chơi này lại vấp phải nhiều hạn chế trong khâu điều khiển. Thứ nhất là tốc độ di chuyển của nhân vật chính quá chậm chạp, chẳng biết có liên quan gì đến căn bệnh của anh ta hay không mà thậm chí khi sử dụng nút chạy thì cũng chẳng nhanh hơn là bao. Có lẽ nhà phát triển muốn người chơi đừng quá nóng vội, hãy tập trung vào việc khám phá môi trường, nhưng vô tình điều này lại khiến tiến độ game trở nên chậm đi nhiều. Đôi khi có những hành lang dài đủ làm cho bạn có cảm nghĩ chạy cả buổi cũng không đến đầu kia được. Kế đến là khả năng nhảy, gần như là vô dụng khi ngay đến chiếc hàng rào thấp lè tè người chơi cũng không tài nào nhảy qua được, dẫn đến việc vượt qua các địa hình chật hẹp là những trải nghiệm rất bực bội.

…hay ngoại cảnh cũng đều rất đẹp mắt.

Mức độ tương tác với môi trường cũng cực kỳ hạn chế, người chơi có thể mở cửa, nhấn công tắc hay tìm kiếm các mảnh ghi chú, nhưng chỉ thế là hết. Những việc mở một quyển sách hay ngăn tủ, bật máy cassette như Gone Home đều không làm được ở đây. Ngoài việc tự do đi lại trong khu vực rộng lớn, điều game thủ làm được nhiều nhất (và nên làm nhất) là zoom in và bỏ thời gian đọc hết các mảnh giấy, dòng chữ trên tường, các trang sách mở sẵn và lắng nghe cuộc độc thoại của nhân vật chính để thu thập manh mối cho quá trình khám phá cốt truyện.

Như lời nhắn nhủ khi khởi đầu game, người chơi đang bước vào tâm trí của một người thần kinh bất ổn. Điều đó lí giải một các hoàn hảo cho tính chất trừu tượng, siêu thực được khắc họa đậm nét trong thế giới này. Những mẩu thông điệp dán chi chít trên khắp các bức tường, những căn phòng thực hiện nghi lễ ma quái, phòng chơi đùa cho trẻ con ngay giữa hệ thống cống ngầm của thanh phố. Đặc biệt hơn, cảnh vật trong game có khả năng thay đổi theo mỗi lần người chơi quay lại nơi đó chẳng hạn như một vài xác chết bỗng dưng xuất hiện và biến mất chỉ sau một vài bước chân ra khỏi cửa. Tất cả những chuyện kỳ quái, khó hiểu ấy lại trở nên hợp lý chỉ bằng một lời nhắc nhở ngắn gọn, không chỉ vậy, nó còn đóng vai trò quan trọng trong cốt truyện khi bạn dần vén bức màn bí ẩn.

Không khí ma quái rợn người.
Cuối mỗi chặng đường trong tổng cộng khoảng mười chương, người chơi sẽ tìm được phần ghi chú từ một nhân vật phụ vô hình giải thích về quá khứ của thành phố cổ, chuyện gì đã xảy ra khiến nó biến thành một nơi điêu tàn và nhiều khúc mắc khác. Kết hợp những manh mối tìm được game thủ sẽ từng bước hiểu rõ câu chuyện lạ lùng ẩn chứa những tư tưởng, triết lý sâu xa mà không phải ai cũng dễ dàng hiểu được. Mảng biên kịch được đầu tư rất tốt, các câu nói, lời văn được trau chuốt tỉ mỉ, từ những câu dễ hiểu cho đến nhiều phân đoạn đậm chất triết học cũng như các thần thoại và tôn giáo của người Do Thái. Tất nhiên không phải game thủ nào cũng đều hứng thú với công việc đọc hiểu và hàng đống trang chữ khô khan như thế, nhưng nếu đủ kiên nhẫn và khả năng cảm nhận, bạn sẽ thấy chúng chứa đựng những bài học tư tưởng, thông điệp rất có ý nghĩa.

Mỗi chương đưa người chơi đến các khu vực khác nhau của thành phố cổ. Các màn chơi được thiết kế theo lối mê cung với nhiều hướng đi, mỗi hướng lại tỏa ra nhiều nhánh rẽ mới. Cách làm này mang lại cảm giác tự do, phi tuyến tính cho trải nghiệm của người chơi dù đôi khi làm bạn mất phương hướng. Thế nhưng điểm đáng chê trách nhất là trò chơi không hề cảnh báo chúng ta khi đến gần nơi dẫn qua chương tiếp theo. Việc qua màn rất đơn giản, chỉ cần tìm đến cánh cửa hoặc hành lang qui định là bạn sẽ tự động sang trang mới. Hệ quả là có những tình huống bạn đang tha thẩn trong một hành lang nào đó thì bỗng nhiên màn hình loading hiện ra và "Boom", bạn đã bước qua chương tiếp theo trong khi còn chưa thu thập đủ thông tin của màn trước. Đồng nghĩa với việc nhiều nút thắt trong cốt truyện đã bị vuột mất một cách không đáng và chẳng cách nào trở lại được ngoài việc chơi từ đầu. Đáng lẽ ra nên có một lời nhắc mỗi khi đến "cấm địa" thì chuyện đã chẳng phiền toái như thế. Rõ ràng The Old City: Leviathan có một cốt truyện rất thú vị, cách truyển tải câu chuyện ấy cũng khá hấp dẫn, nhưng vẫn còn đó những hạn chế và thiếu sót làm tựa game bị trừ điểm không đáng.

U buồn, cô độc.
Bù lại, The Old City: Leviathan là một thành phố cổ tuyệt đẹp để khám phá. Dù được xây dựng trên nền tảng engine Unreal 3 đã già cỗi, nhưng game vẫn có những khung cảnh đẹp đẽ để lại ấn tượng mạnh cho người chơi. Cách phối hợp màu sắc và hiệu ứng ánh sáng hài hòa, thiết kế môi trường phức tạp và giàu chi tiết đã tạo nên những cảnh quang mãn nhãn. Từ ánh sáng leo lét, đầy vẻ âm u của hệ thống cống ngầm tối tăm; không gian ma quái của phòng nghi lễ cho đến khu rừng rậm rạp cỏ cây và bờ biển chói nắng; dù là nội cảnh hay ngoại cảnh đều thể hiện sắc nét và tinh tế.

Những hình vẽ, dòng chữ trên tường, sự bất thường trong việc sắp xếp cảnh vật, những bóng hình thấp thoáng xa xa rồi chợt tan biến khi đến gần The Old City: Leviathan đã khắc họa tuyệt vời bầu không khí ảm đạm, u buồn, nhuốm màu ma mị và đậm chất siêu thực của thành phố cổ, một nền văn minh đã từng phát triển thịnh vượng nay đã hoang tàn. Đặc biệt là ánh sáng, vốn là thế mạnh của Unreal 3 được vận dụng rất tốt. Người chơi sẽ cảm thấy chút gì đó rùng rợn, cảm tưởng như ai đó đang dõi theo những bước chân của mình nhưng thật sự chẳng hề tồn tại ai khác ngoài nhân vật chính. Có những lúc rảo bước giữa hành lang dài, chợt thấy thấp thoáng đâu đó có bóng người, để rồi khi tìm đến bạn lại ngỡ ngàng nhận ra đó chỉ là một xác chết. Trò chơi luôn khiến chúng ta lầm tưởng như thế và sau đó cảm nhận sự cô độc tràn ngập thành phố rộng lớn ấy. The Old City: Leviathan khơi dậy cảm giác rất quen thuộc, pha trộn giữa yếu tố thực và siêu thực của series Myst huyền thoại ngày xưa. Đồng thời cũng là một minh chứng khác cho sức mạnh trường tồn của Unreal 3 engine đã mười năm tuổi.

Mảng âm thanh trong game là không nhiều, những đoạn nhạc hiếm nhưng cất lên vào những tình huống rất phù hợp. Giọng lồng tiếng của nhân vật chính tuy không đến mức quá xuất sắc nhưng cũng đã làm tốt vai trò truyển tải thông điệp và cảm xúc đến người chơi. Bởi đây là thế giới cô đơn, chỉ có sự tĩnh lặng bốn bề và những lời độc thoại của con người quẫn trí, nên chẳng có quá nhiều hiệu ứng âm thanh như người chơi mong đợi. Dù vậy cách lồng ghép của nhà phát triển khá là tinh tế.

Thủy quái truyển thuyết Leviathan trong tiếng Do Thái nghĩa là cá voi.
Hành trình khám phá triết lý của người chơi chỉ kéo dài vỏn vẻn vài giờ chơi, nhưng để có thể hiểu được tất cả những khúc mắc và thông điệp mà game nhắn nhủ sẽ cần nhiều thời gian hơn thế. Không chỉ là thời gian khám phá mà còn là thời gian để suy ngẫm, chìm đắm trong tư tưởng của riêng bạn sau những trải nghiệm. Tuy còn nhiều nhược điểm đáng chê trách, nhưng nhìn chung The Old City: Leviathan là một game hay, một đại diện xứng đáng cho thể loại Walking Simulator còn non trẻ. Nếu game thủ cảm thấy hứng thú và đủ kiên nhẫn, đừng ngần ngại một lần đến với thành phố cổ để cảm nhận thế giới đẹp đẽ và rút ra những bài học sâu xa nó ẩn chứa.

Ưu điểm
- Khắc họa thế giới cực kỳ chi tiết, quyến rũ.
- Lối chơi đề cao sự khám phá, chuẩn mực của Walking Simulator.
- Cốt truyện hấp dẫn, nhiều thông điệp ý nghĩa.

Nhược điểm
- Điều khiển còn hạn chế, làm chậm nhịp độ game.
- Một vài thiếu sót không đáng có.

(Nguồn: internet)

Tuesday, January 6, 2015

Review [PC] Shogun 2 Total War

 Shogun 2 Total War


  Tháng 6 năm 2000, Creative Assembly studio đã cho ra đời một tựa game chiến thuật lấy bối cảnh thời Chiến quốc ở Nhật, pha trộn hài hòa giữa hai thể loại: dàn trận thời gian thực (RTS) và dàn trận theo lượt (TBS). Ngay lập tức trò chơi đã dấy lên cơn sốt vào thời bấy giờ bởi gameplay mới lạ mà không kém phần hấp dẫn, mang đậm tính chiến thuật. Đó là Shogun – Total War. Nối tiếp thành công, Creative Assembly lần lượt cho ra đời những phiên bản Total War tiếp theo với nhiều bối cảnh khác nhau như thời trung cổ, thời kì Hy Lạp – Roma, v.v… Shogun Total War đã xây dựng một nền móng vững chắc cho một dòng game huyền thoại mà nhiều game chiến thuật sau này phải vay mượn ý tưởng. Trải qua 11 năm thăng trầm, nay người hâm mộ lại được chào đón sự trở lại của “ông tổ” Total War với Shogun 2 – Total War.

Friday, January 2, 2015

Tổng hợp cosplay đẹp đầu năm

Hãy cùng review game tận hưởng những giây phút thú vị trong ngày đầu năm 2015 nào.

Thursday, January 1, 2015

DOTA 2: Lina - Chớ đùa với lửa

Lina là một Hero Intelligence mạnh mẽ và tương đối dễ chơi trong DOTA 2. Bạn còn chần chờ gì nữa?

Thường phải solo mid để phát huy hết sức mạnh, Lina ngày nay không được nhiều đội game ưa chuộng trong Competitive, dù vậy ở các trận public game thông thường hero intelligence này vẫn rất hiệu quả nếu rơi vào tay những game thủ biết chơi. Nếu đang muốn tìm hiểu cách vị tướng này trong DOTA 2, Bài viết hướng dẫn dưới đây có thể là nơi xuất phát tốt dành cho bạn.


1. Thông số cơ bản

Strength: 18 (+1.5/level)
Agility: 16 (+1.5/level)
Intelligence: 27 (+3.2/level)

Lượng máu gốc (Level 1/25): 492/1556
Mana: 351/1599
Sát thương: 40-58 / 136-154
Tầm đánh: 670
Armor: 1.24/9.08
Tốc độ di chuyển: 295

Giống như nhiều hero intellgence khác, Lina sở hữu lượng HP thấp, tốc độ di chuyển chậm chạp nhưng bù lại là lượng mana dồi dào phục vụ cho việc sử dụng kĩ năng phép. Đặc biệt, Lina là hero có tầm đánh xa thứ nhì DOTA 2 (670) chỉ sau Techies, đây là lợi thế giúp Lina có khả năng quấy rối cực tốt trong cả hai vai trò solo mid lẫn hỗ trợ bằng đòn đánh tay mà không sợ bị creep tấn công.

2. Thông tin kĩ năng
Dragon Slave
Lina bắn ra một luồng lửa hình nón về phía trước, gây sát thương trên diện rộng.
Tầm Cast: 800
Khoảng cách tối đa: 1275 (1075 + 200 AOE của quầng lửa)
Sát thương: 110/180/250/320
Mana tiêu tốn: 100/115/130/145
Thời gian hồi: 8.5s

Kĩ năng quấy rối/farm chính của Lina trong giai đoạn đi đường. Với lượng damage cao, phạm vi tác dụng rộng, thời gian cooldown nhanh cùng lượng mana tiêu tốn vừa phải, Dragon Slave là một trong những skill gây damage thuần túy tốt nhất DOTA 2 theo ý kiến cá nhân của người viết.

Mẹo sử dụng:

- Vì có tốc độ bay rất nhanh, phạm vi sát thương xa nên Dragon Slave vốn đã rất khó để đối phương né tránh. Để phát huy hiệu quả tối đa, bạn có thể:
- Căn thời điểm tung skill để last hit creep kết hợp sát thương luôn kẻ địch đứng phía sau. Cố gắng ăn ít nhất từ 2 con creep trở lên.
- Rình lúc đối phương chuẩn bị last hit để tung Dragon Slave, gần như kẻ địch sẽ không thể tránh né.

Light Strike Array
Lina triệu hồi một cột sáng rọi từ trên cao xuống, gây sát thương và làm choáng những mục tiêu trong tầm ảnh hưởng.

Tầm Cast: 625
Tầm ảnh hưởng: 225
Thời gian delay trước khi gây choáng: 0.5s
Thời gian làm choáng: 1.6/1.9/2.2/2.5

Sát thương: 120/160/200/240
Mana tiêu tốn: 100/110/120/130
Thời gian hồi: 7s

Skill disable duy nhất của Lina. Thời gian delay 0.5s trước khi gây choáng, AOE không rộng lắm cộng thêm animation lề mề của Lina khiến cho kĩ năng này cần luyện tập để sử dụng hiệu quả.

Mẹo sử dụng:

- Nếu đối phương là hero đánh gần, căn thời điểm hắn chuẩn bị last hit là cách tốt nhất để dùng Light Strike Array trúng múc tiêu. Với hero đánh xa cũng tương tự nhưng bạn cần phải khéo léo chọn vị trí để không thể hiện ý đồ quá lộ liễu.
- Càng chần chờ, đối phương càng có nhiều thời gian để né tránh. Nên tung skill thật quyết đoán hoặc chờ đồng đội stun trước và bồi lên sau đó.
- Kết hợp Blink Dagger/Eul's Scepter of Divinity để phát huy tối đa hiệu quả.

Fiery Soul (Passive)
Tốc độ di chuyển cộng thêm với mỗi charge: 5/6/7/8%
Tốc độ tấn công cộng thêm với mỗi charge: 40/55/70/85

Sau mỗi lần sử dụng kĩ năng, Lina sẽ được tăng thêm tốc độ di chuyển/tấn công. Cộng dồn tối đa 3 lần.

Kĩ năng nội tại giúp khắc phục nhược điểm "chân ngắn" và chậm chạp của Lina. Trong giai đoạn đầu bạn có thể lấy 1 điểm để phục vụ cho việc đẩy trụ, còn lại nên ưu tiên việc max Dragon Slave và Light Strike Array trước trừ phi bạn muốn lên chiến - hướng build không đề cập tới trong bài viết này.

Laguna Blade
Lina phóng ra luồng sét lên một mục tiêu, gây sát thương cực mạnh.

Tầm Cast: 600 (900 với Scepter)
Sát thương: 450/675/950
Mana tiêu tốn: 280/420/680
Thời gian hồi: 70/60/50

Skill làm nên tên tuổi của Lina kể từ những phiên bản đầu tiên, một kĩ năng target và gây sát thương thuần túy rất "trực quan sinh động" mà không cần phải giải thích gì nhiều.

Mẹo sử dụng:

- Thông thường Laguna Blade dùng để kết liễu mục tiêu sau khi Lina đã combo trúng hai skill đầu tiên. Lượng mana tiêu tốn lớn là yếu tố mà người chơi cần lưu ý tính toán trước khi tấn công, tránh trường hợp "đang vui thì đứt dây đàn".
- Không phải cứ ăn mạng mới sử dụng Laguna Blade. Nếu ở quá xa không thể tham gia combat kịp hoặc thấy đồng đội đang truy đuổi mục tiêu, đừng chần chờ dùng skill để tiêu hao HP kẻ thù giúp tiêu diệt hắn. Thời gian hồi chỉ 1 phút không đáng để bạn phải cảm thấy tiếc rẻ ultimate này.

3. Thứ tự tăng skill

Việc tăng skill cho Lina rất đơn giản nếu như chơi theo đường phép thuật. Các bạn có thể tham khảo hai hướng dưới đây.

1 điểm cho Fiery Soul từ sớm nếu như bạn thấy quá nản với tốc độ rùa bò của Lina.
Hoặc lối tăng skill truyền thống.
4. Cách lên đồ

Khởi điểm:

Nếu solo mid, bạn nên bắt đầu với hai món item để hợp lên Null Talisman là Circlet và Mantle of Intelligence. Số tiền còn lại dành cho các item phục hồi như Tango, Salve, Clarity. Chơi Lina ở vai trò support cũng không quá khác biệt ngoài việc bạn phải mua Courier hoặc Ward.
Hướng đi Mid:


Hướng Support:


Giữa game:

Lúc này bạn cần có một loại Boots cấp 2, thường là Arcane hoặc giàu có hơn có thể là Boots of Travel. Phase Boots và Power Treads không mang lại nhiều hiệu quả ở Lina so với hai item trên. Nếu đè được mid đối phương có thể lên Bottle để kiểm soát Rune tiện cho việc gank, còn không nên dành tiền cho các item khác. Tiếp đến bạn cần đầy mạnh việc gank/farm để lên được Blink Dagger, item gần như bắt buộc phải có ở Lina.

Bộ item đơn giản mà hiệu quả của Lina vào khoảng 20 phút.
Nếu quá "thọt" ở giai đoạn đầu, bạn có thể cân nhắc chuyển hướng sang Eul's Scepter of Divinity - item đắt hơn so với Blink Dagger nhưng bù lại ghép từ những món rẻ mạt hơn rất nhiều. Không cơ động bằng so với Dagger, bù lại Eul cho phép combo của Lina trở nên gần như chính xác hoàn toàn nếu sử dụng thành thục (Lốc + Light Strike Array).

Bên cạnh đó, tích cực Ward/DeWard phụ cho support khi cần.
Late game:

Item sau Blink Dagger của Lina thường là Aghanim's Scepter bởi nó mang lại mọi thứ mà hero này cần: Máu, mana, tăng sức mạnh cho Ultimate. Đặc biệt là sau khi được buff thêm khả năng xuyên chống phép, Lina với Scepter dễ dàng trở thành ác mộng đối với team đối phương.

Một số item tham khảo về giai đoạn late game dành cho Lina.
Sau Scepter, bạn có thể cân nhắc các item hỗ trợ khác như Scythe of Vyse - thêm một disable không bao giờ là thừa. Shiva's Guard - tăng cường độ trâu bò cho nàng pháp sư mỏng manh dễ vỡ. Ethereal Blade - lên từ Ghost Scepter nếu thường xuyên bị focus bởi các hero đánh vật lý đồng thời khiến ultimate trở nên thêm phần uy lực (đính chính: Damage dạng Pure từ Laguna Blade + Scepter sẽ không được gia tăng thêm trong trạng thái Ethereal, dù vậy thêm một skill Nuke cùng lượng Attack Speed cộng thêm là rất hữu ích). Shadow Blade - item có phần nghịch ngợm nhưng kết hợp cùng Blink Dagger sẽ mang lại khả năng ra vào combat cực kì cơ động.

5. Một số lưu ý khi chơi Lina

- Range bắn của Lina vượt qua tầm cảnh giác của creep, vì vậy hãy tận dụng điều này để harass đối phương bất cứ khi nào có thể. Bồi thêm Dragon Slave khi đối thủ đang chạy trốn sẽ tăng thêm hiệu quả.
- Cố gắng kết hợp vừa ăn creep vừa gây sát thương lên đối phương bằng Dragon Slave để tiết kiệm mana, tất nhiên vẫn phải chú ý giữ creep cân bằng bằng cách deny. Ngược lại nếu chơi support, hạn chế đẩy creep cao và nhường last hit cho Carry.

Harass an toàn từ xa với Dragon Slave.
- Light Strike Array rất khó trúng nếu như bạn lao lên trước mặt hero địch. Cố gắng chặn đầu, canh khi địch chuẩn bị last hit hoặc chờ đồng đội stun trước.
- Đừng vội vàng tung hết skill sau khi Light Strike Array trúng đích đối với mục tiêu còn nhiều máu. Cố gắng bồi thêm 1 phát bắn trước khi Dragon Slave và Laguna Blade để dứt điểm. Lượng sát thương tuy nhỏ này có thể tạo nên khác biệt giữa việc giết được và để đối phương trốn thoát.
- Lượng mana ở Early và Mid Game của Lina khá hạn chế, không phải lúc nào bạn cũng nhập cuộc gank với full bình mana. Vì thế, cần biết lúc nào nên Laguna Blade luôn sau Light Strike Array để dứt điểm mục tiêu nhanh chóng, đặc biệt với những đối tượng có khả năng "giãy chết" nguy hiểm. Ví dụ: Brewmaster.

Laguna Blade có cách sử dụng rất đơn giản nhưng cần kinh nghiệm để phát huy hiệu quả.
- Nếu bị focus và biết chắc chắn sẽ chết, cố gắng dùng Laguna Blade lên một đối phương để giúp ích cho đồng đội sau đó.
- Lina đánh người rất mạnh nhưng bị người đánh cũng chết nhanh không kém. Trước khi có Blink Dagger, hạn chế lao lên đầu để bị trúng choáng, slow từ đối phương dẫn đến "chết chay".

(Nguồn: gamethu.net)