468x1000 Ads

Monday, February 23, 2015

Fast Travel – cứu tinh hay kẻ phá game?

Nhiều game thế giới mở đưa fast travel (điểm di chuyển nhanh) để giúp game thủ tiết kiệm thời gian. Nhưng điều này liệu có cần thiết?


>> Những kiểu AI ngớ ngẩn nhất trong game
>> Total War: Attila vực lại lòng tin người hâm mộ

Nhiều người tin rằng, hệ thống Fast Travel là một phần không thể thiếu của các game thế giới mở. Quả thực, sandbox hay open world game là những game được thiết kế theo cách mà người chơi có thể đi lại tự do trong một thế giới ảo, và khá tự do trong việc quyết định khi nào và làm thế nào để hoàn thành các nhiệm vụ. Thế giới trong các game này thường khá rộng, và có nhiều thứ (người hay vật) mà người chơi có thể tương tác. Ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ, chỉ đơn giản rong chơi, "nghịch ngợm" trong thế giới của game cũng mang lại nhiều điều thú vị. Do đó, để "cày nát" được một game thế giới mở người chơi phải tốn rất nhiều thời gian, không phải chỉ hàng chục giờ mà là hàng trăm giờ khám phá.

Thursday, February 19, 2015

DOTA 2: Những set đồ tuyệt đẹp trong năm 2015 (Phần 1)

Hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng những set đồ DOTA 2 tuyệt đẹp xuất hiện trong năm 2015.

>> DOTA 2: Lina - Chớ đùa với lửa
>> DOTA 2: Ezalor - Bậc thầy Kamehameha

Như chúng ta đã biết, nhân dịp Tết Nguyên Đán đang tới dần, hòa chung không khí nô nức đó, trên Workshop của DOTA 2 đã update lên rất nhiều set đồ với những item cực kỳ ấn tượng dành cho các vị tướng với phong cách anh hùng Trung Hoa thời xưa. Mặc dù đã xuất hiện được một thời gian, thế nhưng các set đồ này vẫn đang gây sốt trong cộng đồng châu Á nói riêng và thế giới nói chung.
Hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng những set đồ tuyệt đẹp đó nhé:

1. Sven: Guise Of Belligerent Ram - Alternate Helmet

Chiếc sừng của thần Ram.

Nhìn Sven với set đồ này thật hùng dũng, mạnh mẽ như một vị thần tướng giáng trần.

2. Chaos Knight: Rampage Knight - Tanju, Horn of the Incinerator

Set đồ này khiến Chaos Knight trông như một ma thần mãnh liệt, với sức mạnh khổng lồ và vô cùng đáng sợ.


3. Lina: Priestess of the Divine Flame

Lina, nữ pháp sư quyến rũ sở hữu ngọn lửa thần thánh. Tuy nhiên có 1 điểm đáng chê trách của set đồ này là đã che mất vòng 1 bốc lửa của Lina.


4. MeePo: The Guru MeePo

MeePo, vị hiền triết Trung Hoa.


5. Silencer: Reincarnation Of The Red Mage

Silencer – Vị tướng Quân oai hùng.


6. Sladar: VAGANTE lumo

Sladar - Gã thủy quái khổng lồ.


7. Courier: Dancing Lionet

Chú Lân dễ thương.


(còn tiếp)

Friday, February 13, 2015

10 mẹo để sinh tồn trong Dying Light

Zombie trong Dying Light có thể không giống zombie truyền thống, thế nhưng bí quyết cơ bản để sống sót trong Dying Light không khác quá nhiều.


Dying Light với sự kết hợp giữa 2 yếu tố là cuộc chiến sống còn trong đại dịch zombie, khi mà những người may mắn còn sót lại cùng nhau tìm và tập hợp để tìm cách cứu rỗi cơn đại dịch này. Đan xen đó là một thế giới mở rộng lớn cho phép người chơi có thể khám phá mọi ngóc ngách trong game và yếu tố Parkour đưa người chơi vào những cuộc chảy trốn đầy cao trào. Dying Light đang là một tựa game Sống còn – kinh dị độc đáo hiện nay.


Với sự xuất hiện của ngày và đêm, Dying Light là sự đan xen giữa hai thế giới: ban ngày, người chơi sẽ là thợ săn, ban đêm, thợ săn sẽ trở thành con mồi. Dưới đây là một vài bí quyết nhỏ để thợ săn có thể tồn tại lâu hơn trong thế giới nghiệt ngã của thành phố Harran.

Bắn vào đầu zombie


Zombie trong Dying Light có thể không giống zombie truyền thống, nhưng các điểm yếu thì vẫn giống như vậy. Chúng sẽ gục rất nhanh nếu bị bắn liên tiếp vào đầu. Ngoài ra, người chơi cũng có thể tiết kiệm đạn bằng cách chuyển mục tiêu sang cổ nếu như có một thứ vũ khí cận chiến tốt.

Kiểm tra lại


Kẻ địch đã gục ngã không có nghĩa là chúng hết nguy hiểm. Zombie không phải là trường hợp ngoại lệ, chấn thương nặng ở chân sẽ khiến chúng không thể đi được nhưng chúng vẫn có thể bò trườn và cắn vào chân nạn nhân. Vì thế, khi zombie đã đo đất hãy kiểm tra xem nhân vật nhận được XP chưa, nếu chưa tức là quái vật vẫn có thể tấn công.

Tiết kiệm đạn


Đạn dược trong Dying Light rất hiếm, vì thế hãy để dành nó cho những kẻ thù nguy hiểm nhất. Hãy tận dụng những thứ ở trong môi trường xung quanh như bắn nổ thùng xăng, nó có thể diệt được cả những zombie nguy hiểm nhất như Goon (một loại zombie rất mạnh có khả năng sử dụng vũ khí như xà beng, rìu) mà không cần phải lao vào cận chiến. Đối với con người, hãy loại các tay súng khi họ không có cơ hội để bắn trả lại.

Lấy tất cả mọi thứ


Hãy lục soát, lấy đi tất cả mọi thứ bất cứ khi nào có thể. Càng nhiều nguyên vật liệu trong tay người chơi càng có cơ hội để tạo ra nhiều loại vũ khí hay công cụ trong tay. Càng lục soát và thu thập sớm bao nhiêu thì càng về sau người chơi sẽ được lợi bấy nhiêu.

Biết địch biết ta


Một vài kẻ địch không có khả năng leo trèo, một vài kẻ khác lại quá to, không thể đi qua cửa được, một vài kẻ lại không có vũ khí để tấn công từ xa. Đối với Demolisher (loại zombie khổng lồ có sức mạnh cực kỳ ghê gớm) hãy ẩn nấp ở những nơi chật hẹp, đối với Biter (zombie thường) và Goon hãy trèo lên những vị trí ở trên cao. Quan trọng nhất, hãy giữ bình tĩnh khi đối mặt với chúng vì người chơi biết rõ điểm yếu của chúng và thế mạnh của mình

Khu vực an toàn


Trước khi người chơi đạt được một cấp độ cao trong mục kỹ năng Agility (liên quan đến khả năng parkour), hãy ở nhà vào ban đêm và nghỉ ngơi dưỡng sức cho đến sáng. Đó là cách tốt nhất để trải qua thời gian nguy hiểm mà không phải đối mặt với Volatile (một loại zombie chỉ xuất hiện ban đêm). Đồng thời, khi bước sang ngày mới, các Quartermaster (những người buôn bán nhu yếu phẩm) có nguồn hàng mới trong tay và sẵn lòng bán cho người chơi với giá khá rẻ, đây là dịp tốt để tự trang bị lại không nên bỏ lỡ.

Chuyến đi ban đêm


Khi các kỹ năng Agility và Survivor (sức khỏe và khả năng tạo đồ) của người chơi đã ở mức cao, có thể tạo ra bẫy (như nổ xe), hãy bắt đầu các chuyến đi đêm trong thành phố Harran. Cho dù khá nguy hiểm, các trải nghiệm trong đêm khá thú vị và đem lại rất nhiều điểm kinh nghiệm. Đây chính là cơ hội tốt nhất để người chơi học cách chiếm lĩnh Harran chứ không phải chỉ chạy trốn ở nơi đấy.

Viện trợ


Hàng viện trợ từ trên không không thể tồn tại mãi mãi. Nếu như người chơi phát hiện có máy bay bay qua, hãy đuổi theo nó và tìm kiếm những thùng hàng được thả vào thành phố. Hãy chiếm lấy thùng hàng và hạ gục bất cứ ai đang ở gần đấy. Tất cả những món đồ trong thùng hàng rất có giá trị và không phải lúc nào người chơi cũng có thể tìm được.

Bản thiết kế


Bản thiết kế thường là mẫu để thiết kế một loại vũ khí nào đó. Hãy sưu tập và sử dụng chúng để nâng cấp cho vũ khí của mình. Không chỉ tăng sát thương, các thiết kế này còn khiến cho các trận giao tranh giữa người chơi và kẻ địch "dễ thở" hơn nhiều nhờ các tính năng "độc" của chúng.

Nhiệm vụ phụ


Nhiệm vụ phụ là cách cơ bản nhất và cũng là cách tốt nhất để người chơi kiếm điểm kinh nghiệm. Nếu như hoàn thành được cả các yêu cầu phụ, người chơi sẽ được thưởng nhiều hơn, nhưng đó không phải là lý do duy nhất để theo đuổi chúng. Trong nhiệm vụ phụ, rất nhiều mẩu chuyện về thành phố Harran sẽ được tiết lộ mà nếu bỏ qua, chắc chắn người chơi sẽ bỏ lỡ chúng.

Saturday, February 7, 2015

Những kiểu AI ngớ ngẩn nhất trong game

AI hoàn hảo hay tệ hại đều có ảnh hưởng rất lớn đến những mặt khác của game như hệ thống chiến đấu, gameplay, cốt truyện...

>> Diện mạo của các nhân vật game khi biến thành robot
>> Total War: Attila vực lại lòng tin người hâm mộ

Nền khoa học kĩ thuật của con người hiện đang phát triển với một tốc độ chóng mặt. Thế nhưng, dù có như vậy đi nữa, thì trí thông minh nhân tạo (AI) vẫn còn là một thử thách quá lớn đối với các nhà khoa học. Chúng ta vẫn còn một khoảng cách rất xa đối với việc có thể tạo ra một hệ thống AI có thể tự hoạt động độc lập và có khả năng học tập như con người. Ngay cả trong thể giới game cũng vậy. Chúng ta, những game thủ, có thể dễ dàng thấy được sự quan trọng của AI trong bất kì thể loại game nào.


Dù có hoàn hảo đến đâu, hệ thống AI ít nhiều sẽ cũng phải có một hạn chế nào đó mà người chơi có thể lợi dụng để vượt qua một cách dễ dàng, hay đôi khi thậm chí gây khó chịu cho người chơi. Sau đây là một số những hạn chế mà các hệ thống AI hay mắc phải nhất và gây ức chế nhất đối với các game thủ.

Friday, February 6, 2015

Total War: Attila vực lại lòng tin người hâm mộ

Attila có đi vào vết xe đổ của Total War: Rome II khi ra mắt vào ngày 17/2 tới đây.

>> Review [PC] Shogun 2 Total War
>> Review [PC] Total War: Rome II - chinh phục thế giới cổ đại

Chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa, Total War: Attila – phiên bản mới nhất của series game chiến thuật "đại thụ" này sẽ chính thức lên kệ. Tuy nhiên, có vẻ như không ít người hoài nghi về sản phẩm mới này, ngay cả chính những fan lâu năm. Bởi lẽ cách đây hơn một năm khi Total War: Rome II ra mắt, nó đã trở thành một "nỗi hổ thẹn" trong mắt nhiều game thủ bởi những bất cập trong lối chơi và vô số bug (lỗi). Trải qua một năm ròng rã với hàng đống bản vá chằng chịt, Rome II mới có thể gọi là một tựa game "chơi được" như hiện nay. Liệu Attila có đi và vết xe đổ của người đàn anh hay không? Hãy cùng điểm qua những yếu tố mới mẻ của trò chơi đã được "bật mí" cho đến giờ phút này.

Bối cảnh "quen mà lạ"
Total War: Attila khởi đầu vào năm 395 sau Công Nguyên, tức chỉ mười một năm trước khi nhà cầm quân lừng lẫy, kẻ gieo rắc nỗi kinh hoàng khắp châu Âu, mở đầu cho Thời kỳ Đen tối (Dark Ages) kéo dài hàng trăm năm: Attila Hung Nô – ra đời. Thoạt nghe có vẻ mới mẻ nhưng đối với những game thủ đã từng chinh chiến Rome: Total War cách đây gần mười năm thì chẳng xa lạ gì, bởi bối cảnh này cũng là những gì bản mở rộng Barbarian Invasion đã thể hiện. Nhiều người đặt ra câu hỏi liệu đây có phải là một phụ bản tương tự dành cho Rome II, hay nói đúng hơn: một sản phẩm "vắt sữa" khác của Creative Assembly và Sega?

Attila được xây dựng trên cùng engine Warscape của Rome II.
Như để làm dịu sức ép từ người hâm mộ, thiết kế trưởng dự án – Janos Gaspar đã phát biểu: Tôi sẽ không gọi đây là bản mở rộng, nó là một thứ hoàn toàn mới. Total War: Attila được xây dựng trên nền Warscape engine được cải tiến, nhưng sức mạnh của bộ engine đã bảy năm tuổi (từ thời Empire: Total War) hẳn khiến game thủ đặt dấu hỏi về chất lượng của trò chơi. Diễn ra sau Rome II hơn 360 năm, chế độ chơi chiến dịch của Attila tuy có kích thước bản đồ tương đồng với phần trước nhưng vị trí các thành trì, biên giới lãnh thổ và địa hình từng vùng đất đã thay đổi nhiều. Đế chế La Mã hùng mạnh ngày xưa vẫn còn đó, nhưng bị chia cắt thành hai quốc gia độc lập Đông và Tây La Mã.

Nếu như trong Rome II La Mã giàu có, binh lực dồi dào bao nhiêu thì sang Attila game thủ sẽ được chứng kiến nền văn minh ấy trên đà sụp đổ, điêu tàn. Theo như Creative Assembly nhận định, đế quốc Tây La Mã sẽ là thử thách đúng nghĩa cho bất cứ ai ngay cả cựu binh dòng game. Sở hữu lãnh thổ rộng lớn cùng một lượng quân đáng kể, nhưng Tây La Mã thực chất chỉ là một đế chế mỏng manh, phải đối mặt với hàng loạt kẻ thù từ tứ phía, được điều hành bởi bộ máy chính quyền thối nát, chìm ngập trong tham nhũng. Nên dồn binh lực cố thủ ở đâu? Phải hy sinh thành trì nào? Đối phó ra sao với những gã láng giềng khó đoán? Mỗi một quyết định của bạn đều mang tính chiến lược lâu dài nếu muốn đế chế tồn tại và từng bước lấy lại vị thế thống trị. Song song đó là những bộ tộc barbarian hung bạo không ngừng quấy phá, luôn dòm ngó ngoài biên cương. Gây dựng lại thành Rome huy hoàng hay quất cho nó "sụm" luôn, sự lựa chọn tùy vào người chơi.

Mang tên kẻ chinh phục vĩ đại, nhưng Attila cùng đội quân Hung Nô vẫn chưa được Creative Assembly xác nhận trong vai trò là một faction chơi được, dù rằng chắc chắn họ sẽ là yếu tố nòng cốt ảnh hưởng đến các sự kiện, diễn biến của mục chơi chiến dịch.

Xây dựng lại thành Rome huy hoàng hay quất cho nó sụm luôn tùy vào lựa chọn của người chơi.
Family tree trở lại

Family tree – nói nôm na là cây phả hệ các thành viên trong hoàng tộc bạn, vốn đã vắng bóng trong Rome II nay sẽ được tái xuất. Những ai đã chơi qua Shogun 2 chắc hẳn hiểu được tầm quan trọng của tính năng này trong việc hoạch định hướng đi cho đế quốc cũng như duy trì sự ổn định chính trị. Trong Total War: Attila, người chơi có thể chăm chút, dưỡng dục người kế thừa của mình, tạo các mối quan hệ thông qua hôn nhân chính trị, củng cố quyền lực gia tộc bằng cách trao chức vị, quyền hạn vào tay những hoàng thân ưu tú, hoặc lôi kéo mua chuộc người tài về phía mình.

Nhà sản xuất đã hứa hẹn lối chơi của Attila sẽ tập trung nhiều hơn vào yếu tố nhân vật, điều đó có nghĩa rằng không chỉ những vị tướng lĩnh trực tiếp cầm quân, các chính khách mà ngay cả những "nhân vật bên lề" như vợ con của họ, những người vốn "không có đất diễn" nay cũng đóng vai trò không nhỏ, khiến người chơi không thể lơ là. Điều này đòi hỏi game thủ phải khéo léo hơn trong việc dùng người, điều phối quyền lực trong tay. Nếu như giao thành trì cho một vị tướng giỏi kinh bang tế thế trông coi, thành trì đó chẳng mấy chốc sẽ trở nên phồn thịnh; nhưng nếu bạn yên tâm mặc cho anh ta ở đó mà quên đi việc giám sát thì một lúc nào đấy rất có thể vị tướng tài này sẽ bị "cám dỗ", dẫn đến hậu quả khôn lường. Dù chưa biết Family tree của Attila có thực sự được mài giũa tốt hay không nhưng sự trở lại của tính năng này là điều rất đáng khen.

Siege battle và A.I được cải tiến
Siege battle – những trận công thành luôn là yếu tố quan trọng trong mỗi phiên bản Total War. Theo quan điểm của nhà sản xuất, khía cạnh này tỏ ra khá mờ nhạt trong các game trước đây, vì thế họ quyết định nâng tầm quan trọng của nó lên đáng kể. Thay vì như trước đây, việc xâm lăng một thành lũy chỉ đơn thuần là tìm cách quấy phá, làm suy yếu bằng các gián điệp, và sau đó là một trận công thành chớp nhoáng, thành bại được quyết định rất nhanh chóng trong vòng vài lượt. Attila đòi hỏi người chơi phải kiên nhẫn hơn thế, giờ đây khi nóng vội tấn công một tòa thành, dù cho quân số bạn có đông hơn nhưng cũng sẽ gặp vô vàn khó khăn hơn trước. Nhưng nếu tiếp tục vây hãm nó, chờ đợi thêm một thời gian rồi mới tấn công thì mọi chuyện rất khác. Quân thủ thành sẽ chết dần chết mòn, các công trình phòng thủ có thể bị phá hủy trong giai đoạn vây hãm, ưu thế sẽ nghiêng hẳn về phía bạn và chiến thắng đến dễ dàng hơn nhiều. Không chỉ thế, ảnh hưởng của việc vây thành còn được thể hiện rõ khi khởi đầu cuộc chiến với xác người la liệt khắp nơi cùng khung cảnh hoang tàn.

Siege battle trong Attila được nâng tầm so với những phiên bản Total War trước.
Về phía thủ thành, game cũng mang lại nhiều giải pháp hơn. Người chơi có thể bố trí các công sự phòng thủ ở các vị trí trọng yếu và điều quân đến bảo vệ. Những rào cản này là thử thách không nhỏ cho những kẻ tấn công, làm tăng thêm chiều sâu chiến thuật và sự hào hứng cho các trận công thành trong game. Chưa hết, A.I – trí thông minh của đối thủ máy cũng có thay đổi rõ rệt. Còn nhớ khi Rome II ra mắt, A.I trong các trận chiến thật chẳng khác gì "trò cười" khi bị hủy hoại bởi một "nùi" lỗi game. Những gì người ta thấy chỉ là một đàn lính lúc nhúc chen lấn, không hề ra hàng ngũ kỷ cương, và hơn nữa là rất dễ "bắt bài". Với fan Shogun 2 A.I trong Rome II khi ấy chẳng thể so sánh được. Rút kinh nghiệm từ những sai lầm và qua các bản patch, Creative Assembly đã đầu tư kỹ lưỡng hơn cho yếu tố cực kỳ quan trọng (với một game chiến thuật) này. Đối thủ máy giờ đã biết cách học hỏi, tìm ra khuyết điểm trong đội hình của người chơi và đưa ra những chiến thuật hợp lí, thậm chí là biết dùng những loại quân nào để đối phó. Có thể lần đầu tiên chúng còn tỏ vẻ "khờ khạo" nhưng qua vài lần chạm trán, chúng sẽ nhanh chóng nhận ra sơ hở của người chơi và bất ngờ phản công khiến khó lòng trở tay kịp. Muốn giành chiến thắng, game thủ buộc phải không ngừng sáng tạo, biến hóa trong từng chiến thuật.

Game thủ phải liên tục thay đổi chiến thuật để đối phó với A.I trong Attila.
Những thêm thắt nổi bật khác

Ngoại giao là một trong những điểm cần nhắc đến. Attila có tất cả 56 faction lớn nhỏ với những nét đặc trưng về địa lý, văn hóa và quân sự. Từ những cường quốc đất đai rộng lớn như Tây và Đông La Mã cho đến các bộ lạc du mục không có nổi một thành trì. Dù là ai đi nữa, muốn tồn tại giữa thời kỳ đen tối này, game thủ phải biết cách tìm cho mình những đồng minh, những người sẽ giúp đỡ bạn trong quá trình chinh phục. Trong các bản Total War trước đây, tuy rằng mỗi faction có thái độ ngoại giao khác nhau, nhưng nhìn chung đa phần đều được lập trình để phản bội lại người chơi. Điều này vô tình khiến cho "Đồng minh" trở thành một khái niệm mang tính tạm thời, đôi khi là vô nghĩa khi mà bạn "chia sẻ" biết bao tiền của để rồi chúng sẵn sàng đạp đổ ngay khi có cơ hội. Nhà sản xuất đã cố gắng khắc phục điều này với Attila, mối quan hệ đồng minh sẽ được coi trọng hơn và là công cụ đắc lực hơn mà game thủ có thể tận dụng.

Kế đến, game cho phép người chơi tự thiêu hủy các thành phố của chính mình. Tính năng này khá hay khi chúng ta lâm vào tình cảnh buộc phải bỏ một thành trì nào đó mà lại không muốn nó rơi vào tay quân thù. Giải pháp là thiêu rụi tòa thành và rút binh về cố thủ ở các vị trí chiến lược quan trọng hơn. Nếu biết cách tính toán hợp lí, người chơi hoàn toàn có thể khiến đối thủ rơi vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan", nhất là khi mùa đông giá rét bao trùm, chúng sẽ chết dần chết mòn vì thiếu lương thực mà lại không còn gì để vơ vét. Lại một yếu tố giúp chiều sâu chiến thuật lại được nâng cao, và bạn cũng đừng lo vì những thành phố bị phá hủy có thể được khôi phục lại (nhưng mất thời gian và hao tốn ngân sách).

Bên cạnh những thay đổi trong lối chơi, Total War: Attila còn giới thiệu nhiều chức năng mới lạ hỗ trợ người dùng, giúp những trải nghiệm của chúng ta trong tương lai trở nên phong phú hơn. Điển hình như tính năng Total War Chronicles cho phép lưu lại những diễn biến, sự kiện trong quá trình chơi và chia sẻ nó với cộng đồng, dễ dàng thảo luận, trao đổi nhiều hơn giữa các người chơi. Có thể thấy Creative Assembly đã chịu lắng nghe và tiếp thu những ý kiến từ người hâm mộ, nhằm tạo ra một Total War: Attila với bản sắc riêng chứ không phải là một chiêu trò "vắt sữa". Sau những kỳ vọng và sau đó là nỗi thất vọng lớn vào Rome II, thật khó đề người ta đặt niềm tin một lần nữa vào trò chơi. Nhưng dẫu sao cũng còn khá sớm để nhận định về nó, hãy hy vọng rằng Total War: Attila sẽ giữa đúng lời hứa, làm được những gì mà nó đã thể hiện.

Thursday, February 5, 2015

Lara Croft sẽ rất khổ sở trong Rise of the Tomb Raider

Người chơi không chỉ phải đối mặt với kẻ thù và những câu đố trong game, môi trường thiên nhiên khắc nghiệt cũng sẽ thử thách Lara Croft và chính người chơi.


Trong Rise of the Tomb Raider, người chơi sẽ vào vai Lara Croft, một năm sau chuyến hành trình tới Yamatai. Bị ám ảnh với các huyền thoại về sự bất tử, Lara sẽ tới Siberia để tìm câu trả lời cho các bí ẩn trước đó, cũng như khám phá Kitezhm, thành phố bí ẩn được cho là đang ẩn mình trong vùng băng giá khắc nghiệt này.


Nhà phát triển Crystal Dynamics đã đưa ra những chi tiết mới nhất về Rise of the Tomb Raider, trong đó nổi bật là cuộc chiến chống lại thiên nhiên khắc nghiệt, cũng như cuộc chiến nội tâm của Lara Croft sau những tổn thương ở phiên bản Tomb Raider trước đó.

Bão, tuyết lở, chó sói và gấu xám đều là những mối nguy hiểm mà người chơi phải đối mặt tại Siberia. Theo nhà phát triển, game thủ sẽ có cơ hội khám phá nhiều địa danh khác nhau trên thế giới, trong đó bao gồm cả các sa mạc, rừng rậm và hang động dưới nước. Game sẽ có sự thay đổi thời gian giữa ngày và đêm, đồng thời đối phương và các loài động vật sẽ có phản ứng riêng biệt với hệ thống thời tiết trong game.

Game thủ có thêm tùy chọn về chế tạo dụng cụ giúp Lara sinh tồn trong chuyến hành trình của mình. Cây cỏ, khoáng sản, kim loại, quần áo... đều có thể được thu thập để phục vụ mục đích này, tuy nhiên một số đồ vật sẽ đòi hỏi khá nhiều thời gian và công sức của người chơi.


Rise of the Tomb Raider vẫn sẽ mang màu sắc nghiêm trọng và cực kì khắc nghiệt của Tomb Raider (phiên bản 2013). Đồng thời, các ảnh hưởng tới tâm lý của Lara Croft cũng sẽ thể hiện rất rõ trong game.

Để chống chọi với địch thủ, Lara Croft có thể sử dụng hàng loạt loại cung tên với các tính năng khác nhau. Kẻ địch sẽ rất mạnh và có số lượng vượt trội, do vậy việc lên kế hoạch trước khi giao chiến sẽ rất cần thiết. Người chơi có thể đánh lạc hướng và dụ kẻ địch ra xa bằng nhiều công cụ khác nhau, đồng thời cắt đuôi những kẻ truy đuổi nếu không thể chiến đấu. Tuy nhiên, Crystal Dynamics cho biết họ không có ý biến Rise of the Tomb Raider thành tựa game hành động ẩn nấp.


Cuối cùng, độ khó của game sẽ được nhà sản xuất đẩy lên khá cao, với nhiều câu đố khó nhằn hơn, và chúng luôn đi kèm những mối nguy hiểm tại vùng Siberia lạnh giá.

Rise of the Tomb Raider sẽ là game độc quyền cho Xbox One và Xbox 360. Tuy nhiên, nhà sản xuất cũng không loại trừ việc sẽ phát triển một phiên bản cho PC hoặc hệ máy PlayStation trong tương lai.

Tuesday, February 3, 2015

Game thủ không cần card đồ họa mới cho DirectX 12

Các dòng card đồ họa cũ vẫn có thể sử dụng một số tính năng của DirectX 12, mang lại hình ảnh đẹp hơn nhưng không buộc game thủ phải thay mới thiết bị.


Một trong những tính năng được chờ đón nhất của hệ điều hành Windows 10 chính là DirectX 12, giao diện lập trình ứng dụng (API) đồ họa mới nhất của Microsoft. Theo Microsoft, DirectX 12 có thể hoạt động với những dòng card đồ họa cũ trong khi vẫn tận dụng được nhiều tính năng không có trong DirectX 11 trở về trước. Điều này trái ngược lại với trước đây, khi người dùng phải nâng cấp card đồ họa nếu muốn tận hưởng những tính năng mà phiên bản DirectX mới mang lại.


Tuy nhiên, để tránh gây ra các nhầm lẫn, Microsoft cũng cho biết chỉ những dòng card đồ họa đời mới, được thiết kế để hỗ trợ đầy đủ DirectX 12, mới có thể tận dụng mọi tính năng của API này. Các bản demo DirectX 12 được trình diễn trên Windows 10 đã thu hút sự chú ý của các nhà sản xuất game cũng như giới game thủ, đồng thời đặt ra câu hỏi về những dòng sản phẩm có khả năng hỗ trợ đầy đủ phiên bản này.

Hiện, Microsoft phối hợp chặt chẽ với các nhà sản xuất phần cứng để bảo đảm DirectX 12 sẽ hoạt động hiệu quả trên phần cứng cũ. Theo đó, những dòng card đồ họa có thể tận dụng được tính năng của DirectX 12 sẽ bao gồm NVIDIA GeForce GTX400 trở lên, AMD HD7000 hoặc cao hơn, cùng với đó là các bộ xử lý Intel Haswell trở lên.


Đây là tin tốt lành cho game thủ, khi họ không cần phải bỏ tiền nâng cấp card đồ họa của mình để có thể trải nghiệm những hình ảnh thực tế hơn bao giờ hết. Với DirectX 12, nhà sản xuất có thể tạo ra những hình ảnh chân thực hơn trong game nhờ hàng loạt công nghệ mới được áp dụng.

Các thông tin chi tiết hơn về DirectX 12 và Windows 10 sẽ được công bố trong hội nghị Games Developers Conference vào tháng 3 tới đây.

Monday, February 2, 2015

Resident Evil – nỗi sợ đến từ những cánh cửa

Fan của Resident Evil vẫn kể rằng, đáng sợ nhất không phải là lúc giáp mặt với trùm, mà là lúc mở một cánh cửa.


Resident Evil là một bằng chứng không thể phủ nhận được về nỗi sợ hãi do bầu không khí và sự căng thẳng đem lại. Từ một game PlayStation nhỏ bé, khiêm tốn, đồ họa góc cạnh gồm những khối hình đa giác răng cưa năm 1996 cho đến bản full HD mới ra cách đây nửa tháng, Resident Evil chứng minh rằng bất kể đồ họa game như thế nào, game vẫn khiến game thủ phải rùng mình vì những khoảnh khắc đứng tim của các phân đoạn, và vì sự im lặng nhưng ẩn chứa đầy giông tố của biệt thự Spencer.

Không có gì minh chứng cho điều này rõ bằng hình ảnh những cánh cửa, vốn từng là một phần của cả series. Cứ mỗi lần mở cửa và đi qua là một lần game thủ lại sợ hãi, đổ mồ hôi, căng thẳng hết mức, không có cánh nào giống cánh cửa nào, chỉ có cảm giác là vẫn y nguyên. Trong tuyệt tác của bậc thầy Shinji Mikami, nỗi sợ những thứ bí ẩn là vị chúa tể được sự trợ giúp của tiếng cửa kẽo kẹt do lâu ngày không có người đụng đến. Ở phía sau cánh cửa này là gì thì không ai nói trước được, đó là lý do vì sao người chơi phải trải qua những cảm xúc kinh hoàng ấy.

Cánh cửa chính là nơi mở đầu cho những cơn ác mộng không hồi kết ở biệt thự Spencer

Để có thể hiểu được hiệu quả mà những cánh cửa này đem lại, hãy xét từ góc độ tác dụng của chúng. Trong khối kiến trúc bình thường, cửa là một vật cực kỳ thông dụng – vừa có tác dụng ngăn cách, vừa để bảo vệ. Còn đối với cánh cửa trong Resident Evil thì mục đích lại khác. Mỗi cánh cửa (hay cầu thang) không chỉ là vật kết nối giữa khu vực này với khu vực khác mà còn là khoảng thời gian để load game. Để người chơi có đủ thời gian load toàn bộ một khu vực trong biệt thự, nhóm phát triển game của Capcom đã lấp vào khoảng thời gian chờ bằng hình ảnh cánh cửa mà không hề biết trước rằng ngày sau nó sẽ trở thành một biểu tượng khét tiếng như thế nào.