468x1000 Ads

Wednesday, June 21, 2017

100 chi tiết thú vị trong Grand Theft Auto V

Grand Theft Auto V là một tựa game có thể biến những buổi chiều tà với ánh hoàng hôn yên bình trở thành… thảm họa bởi bất cứ điều gì. Nào là máy bay rơi, cọp xổng chuồng, bị cảnh sát rượt té khói…

>>> Hướng dẫn hoàn chình nhiệm vụ Grand Theft Auto V

Nhưng cũng chính những khoảnh khắc “tưởng chừng như không thể” đó đã biến Grand Theft Auto V trở thành một tựa game khác biệt hẳn so với các đầu game AAA khác.

Dưới đây là danh sách 100 chi tiết nhỏ nhặt nhưng lại vô cùng thú vị trong GTA V,  nó khiến những gì bạn từng trải qua trong Grand Theft Auto: San Andreas vẫn còn “thực tế” chán. Danh sách này bao gồm cả những quả “trứng phục sinh” (Easter eggs) và những khoảnh khắc “bất thường” của các nhân vật trong game.

Tuesday, June 20, 2017

Muốn chơi game ở Cuba phải làm thế nào?

Ở Cuba, game phổ biến nhất là StarCraft, sau đó tới World of Warcraft, DOTA 2, nhưng game thủ phải nhờ tới hacker mới chơi được những trò này.

Phía trước chiếc màn hình CRT lớn, một thanh niên mặc áo thun trắng đang nhìn chằm chằm vào những nhân vật nhỏ di động trong trò chơi điện tử, với những ngón tay nhấp nhả chuột một cách nhanh nhẹn. Case máy tính được đặt dưới gầm bàn với một phần vỏ khung đã biến mất, để lộ các linh kiện chi tiết bên trong. Căn phòng mà game thủ này đang ngồi trông khá sơ sài, với bầu không khí nóng nực và việc chiếc máy tính để mở có thể hiểu được phần nào bởi không gì có thể giúp nó tản nhiệt.

"Tôi bất khả chiến bại trong trò chơi này", chàng trai ngồi trước chiếc máy tính lạc hậu này tự tin chia sẻ với phóng viên trang Polygon.

Anh tên là Javier Hernandez, một game thủ StarCraft II đã hai lần liên tiếp đoạt chức vô địch quốc gia ở bộ môn này. Nhưng không ai trong cộng đồng game StarCraft II trên thế giới biết tới sự tồn tại của "ToXavier" - biệt danh của anh trong game, bởi anh chưa từng xuất hiện trong bất kỳ sự kiện quốc tế nào. Đơn giản, bởi vì Javier sống ở Cuba.

Javier đang chơi game trên chiếc máy tính của mình.

Tại quốc gia nằm ở Tây bán cầu này, để chơi được game, việc chuẩn bị mọi thứ từ phần cứng đến phần mềm không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Muốn chơi game trên máy tính, trước tiên bạn phải có một máy tính. Nhưng không phải ai cũng có thể sở hữu nó và với Javier, chiếc máy tính "cổ lỗ sĩ" này là một trong những tài sản quý giá nhất của anh.

Bởi nhiều năm trước đây, Cuba nằm trong tình trạng bị Mỹ cấm vận thương mại. Các sản phẩm, đặc biệt là đồ công nghệ như máy tính hay máy chơi game cũng nằm trong danh mục hạn chế và không thể qua biên giới Cuba theo các kênh thông thường mà chủ yếu phải nhập lậu.

Rất may, có một trang web "bất hợp pháp" nổi tiếng mang tên Revolico, với chức năng tương đương như một mạng nội địa của 58 thành phố, cho phép mọi người trao đổi thông tin từ thuê nhà, tuyển dụng cho tới giao dịch trao tay các sản phẩm. Trên Revolico, người dân địa phương có thể mua mọi thứ từ bếp gas, đầu DVD tới đồ cổ, đồ trang sức hay thậm chí cả ngoại tệ. Danh mục "máy tính" hoặc "máy tính xách tay" chứa hàng loạt sản phẩm đã qua sử dụng với giá dao động từ 100 đến 1.000 CUC (đơn vị tiền tệ của Cuba), tương đương 2,2 đến 22 triệu đồng.

Một chiếc máy tính có trang bị card đồ họa GTX 750 Ti có giá khoảng 600 CUC (khoảng 13,5 triệu đồng). Một mẫu PS4 Slim đi kèm game Uncharted 4 có giá 480 CUC, khoảng 10,7 triệu đồng. Mức giá này tuy không quá cao so với tiêu chuẩn chung ở các quốc gia khác nhưng lại vượt quá ngưỡng thu nhập của người dân tại quốc gia này. Thu nhập bình quân hàng tháng của người dân Cuba chỉ trong khoảng 25 CUC, tương đương 560.000 đồng. Do đó, nhu cầu mua máy tính đòi hỏi các game thủ phải "thắt lưng buộc bụng" trong một thời gian dài.

Ổ cứng trao tay, "đặc sản" của những người đam mê công nghệ ở Cuba.

Về phần mềm, người dân tại đây sử dụng các "gói" dịch vụ. Trên thực tế, nó là một ổ cứng di động với dung lượng khoảng 1 TB, được người sở hữu tải về các nội dung âm nhạc, tin tức, trò chơi, phần mềm, phim ảnh... từ Internet. Do chi phí đắt đỏ của việc truy cập mạng, các gói dịch vụ này là giải pháp cứu cánh duy nhất cho những người muốn tiếp cận với công nghệ cao. Tất nhiên, hầu hết các ổ cứng này cũng là hàng được nhập lậu.

Mỗi tuần, các nhà phân phối đưa cho khách hàng những "gói" nội dung mới để họ sao chép, với chi phí khoảng 1-2 USD. Sang tuần sau, người dùng lại đổi chúng lấy một ổ đĩa mới với các nội dung khác hoặc trả lại cho "nhà sản xuất". Những người chịu trách nhiệm vận chuyển thường mang bên mình chiếc túi chứa hàng chục ổ cứng di động đi khắp nơi. Đây được xem là một "đặc sản" của lĩnh vực công nghệ thông tin đang manh nha tại Cuba.

Trong những năm gần đây, việc bán lẻ dịch vụ này giảm bớt khi dần xuất hiện các cửa hàng mang tên Infinity. Mặc dù vẫn bán lậu nhưng các sản phẩm ở đây vượt trội hơn về mức độ cập nhật, số lượng và nội dung.

Brian Crecente, phóng viên của Polygon đã tới một Infinity để trải nghiệm. Theo mô tả, cửa hiệu này nhìn bên ngoài khá giống với một cửa hàng thời trang, với tấm biển hiệu màu xanh lá cây bắt mắt. Trên tường treo một màn hình lớn phát đi phát lại trailer của một bộ phim Hollywood, tại quầy có một nhân viên đứng giải đáp thông tin cho khách hàng. Ở đây, bạn có thể chọn mua nhiều trò chơi offline trên máy tính, hoặc các bộ phim theo một danh sách có sẵn, với giá dưới 1 USD.

"Thức ăn trong chợ được bán bằng cân, còn ở Infinity thì hàng hóa được bán bằng GB", Crecente nhận xét.

Nếu như với các trò chơi ngoại tuyến, người dùng có thể tới Infinity, thì với các trò chơi trực tuyến, game thủ Cuba cần sự trợ giúp từ các hacker. Những người này, bằng trình độ am hiểu công nghệ đã tạo ra các máy chủ tư nhân để game thủ tham gia trải nghiệm. Ở quốc gia này, trò chơi phổ biến nhất hiện nay là StarCraft, sau đó tới World of Warcraft, DOTA 2. Đáng tiếc rằng game đông người chơi nhất thế giới, League of Legends chưa được phổ biến tại đây.

Một quán game ở Cuba, nơi các game thủ chơi DOTA 2 dưới cờ và ảnh của các vị lãnh tụ.

Thế nhưng, điều kiện kết nối mạng khắc nghiệt và chính sách hạn chế Internet tại quốc gia này không ngăn cản được nhiệt huyết của các game thủ. Khoảng 10 năm trước, một nhóm game thủ ở thủ đô Havana đã tụ tập và tạo ra một giải đấu game StarCraft nhỏ. Sau vài năm, nó phát triển lên thành một tổ chức đông đảo. Một chàng trai trẻ tên là Carbonell đã nhận ra tiềm năng của các trò chơi điện tử trong tương lai và đứng ra thuyết phục, tổ chức một giải đấu game quy mô lớn. Phát triển ý tưởng dựa trên mô hình KeSPA (Hiệp hội thể thao điện tử Hàn Quốc), anh đã xây dựng cộng đồng mang tên ADEC, tức Hiệp hội thể thao điện tử Cuba. Các game thủ tham gia giải đấu được xếp hạng, phân loại theo những quy chuẩn riêng.

Sau thời gian đầu hoạt động khó khăn, ADEC giờ đây đã dần được công nhận và thu hút sự chú ý của ngày càng nhiều game thủ cũng như những người quan tâm. Quy mô của các giải đấu gần đây đã lớn tới mức họ phải thuê cả Trung tâm hội nghị triển lãm bởi có hàng ngàn người tới tham dự.

"Chúng tôi đã phải làm những thứ không thể tưởng tượng nổi để mọi người ra khỏi nhà, đi tới đây, đưa tất cả các game thủ vào tổ chức, liên minh với nhau, giúp họ trở thành bạn bè rồi mới bắt đầu thi đấu", Carbonell chia sẻ. Anh tin rằng cơ hội tốt nhất để eSports phát triển ở Cuba rồi tiến ra thế giới là thông qua sự hỗ trợ của chính phủ. Trước đây, chính phủ nước này xem trò chơi điện tử như một tác nhân gây ảnh hưởng xấu, nhưng gần đây, suy nghĩ này có dấu hiệu thay đổi khi các trò chơi đã dần thể hiện được mặt tích cực của nó.

ADEC đang tổ chức một giải đấu game DOTA 2 thường niên tầm cỡ quốc gia, với hơn 20 đội tham dự và trận chung kết sẽ diễn ra vào tháng 8 tới. Nhưng như tất cả các giải đấu khác, người chiến thắng sẽ không nhận được đồng tiền thưởng nào. Thay vào đó, họ mang về nhà những chiếc cup độc đáo.

Với những người như Javier, giờ đây anh không thể tìm được đối thủ tương xứng để nâng cao trình độ của mình trong khi các giải đấu nhỏ trong nước cũng không giúp gì nhiều. Nhu cầu được chơi game, cạnh tranh và thi đấu với những cộng đồng khác trong bất kỳ giải đấu quốc tế nào là mơ ước lớn nhất của anh.

"Tôi là số một", game thủ Javier nói. "Tôi là nhà vô địch trong hai năm 2015 và 2016. Tuy nhiên, cộng đồng game thủ Cuba khá nhỏ với nguồn tài nguyên trực tuyến hạn chế. Bạn rồi sẽ bị mắc kẹt ở một trình độ mà không thể vượt qua nổi. Bởi vì chúng tôi thực sự bị cô lập khỏi các cộng đồng khác và đây là những gì tốt nhất có thể nhận được".

Năm ngoái, chính phủ Cuba đã cấp giấy phép hoạt động chính thức cho Google. Mặc dù vẫn phải đối mặt với một hệ thống kiểm duyệt gay gắt, nhưng với việc xuất hiện máy chủ Google, người dùng Internet ở Cuba cuối cùng đã có thể truy cập vào mạng lưới Internet toàn cầu. Công ty viễn thông trong nước Etecsa gần đây đã đưa ra kế hoạch cung cấp kết nối Internet, với chỉ 15 USD cho 30 giờ sử dụng dịch vụ. Mong ước được xuất hiện trong các giải đấu game quốc tế của Javier và các game thủ Cuba khác đã gần hơn với hiện thực.

Nguồn: sohoa

Wednesday, June 14, 2017

Đánh Giá Game - NieR:Automata

Vào thời điểm trước khi Square Enix bắt đầu công bố NieR:Automata, có lẽ vẫn rất ít người biết đến Yoko Taro ngoại trừ những người hâm mộ  của các tựa game của ông. Dù vậy, vẫn khó có thể phủ nhận tài năng sáng tạo của ông với một cái đầu rất “dị” – về cả nghĩa đen lẫn bóng – khi ông luôn đeo mặt nạ đặc trưng khi phỏng vấn hay khi xuất hiện nơi công cộng để giới thiệu game.

Đó là lý do sau khi công ty cũ Cavia – nơi mà Yoko Taro sáng tạo ra Drakengard và NieR – giải thể, ông đã được đích thân Square Enix mời về nhận vị trí đạo diễn game và làm việc như một “freelancer” khi có thể đến công ty làm việc bất kỳ lúc nào tùy thích. Chắc hẳn điều này khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành công nghiệp game hiện nay.

Chưa từng sở hữu những tác phẩm hào nhoáng lay động lòng người như Hideo Kojima (Metal Gear Solid) hay khai sáng thể loại kinh dị như Shinji Mikami (Resident Evil), Yoko Taro được đánh giá cao nhờ vào việc xây dựng kịch bản thú vị độc đáo, đầy bất ngờ và rất khác người. Trong các tựa game của ông, kẻ xấu thường không chết, nhân vật chính lại chẳng thọ, trong khi người vô tội cứ luôn làm “bia đỡ đạn”, nhưng tất cả lại chính thứ tạo nên một Yoko Taro – với những kết thúc game chẳng bao giờ làm hài lòng mọi người.

NieR chính là một ví dụ như thế. Tựa game này tạo cảm giác như một tác phẩm “cult classic” kinh điển khi kén người chơi, doanh số nghèo nàn, và bị giới phê bình chê bai không hết lời. Tuy nhiên với những ai đã chơi hết NieR, đa phần họ đều yêu thích tựa game này nhờ vào kịch bản kịch tính, dàn nhân vật cá tính và những bản nhạc cuốn hút. Dù vậy khi đó nếu hy vọng rằng NieR sẽ có phần tiếp theo, hẳn bạn phải là một người rất lạc quan.

Chính vì thế, việc Square Enix công bố NieR:Automata là một việc vô cùng bất ngờ và cũng… đầy nguy hiểm vì có thể đây lại là một tác phẩm tiếp tục kén người chơi khác của Yoko Taro và không thu về được lợi nhuận gì cho Square Enix. Thế nhưng chính nhờ việc hợp tác cùng PlatinumGames đã khiến “cục diện” thay đổi chóng mặt.

SỰ “ĐIÊN RỒ” ĐẦY TÀI HOA ĐẬM CHẤT YOKO TARO


Như đã nói, dù đa số các tựa game trước như Drakengard và NieR không được đánh giá cao, nhưng riêng với Yoko Taro, đó đều là những “đứa con tinh thần” của ông, và đều được nhà thiết kế game này tạo ra những dấu ấn đặc biệt trong lịch sử game. Với NieR:Automata, Yoko Taro dường như đã phát huy toàn bộ thế mạnh của mình để tạo nên một tựa game đậm chất nghệ thuật, mang đầy đủ những nét nhấn ấn tượng nhất. Có lẽ ngoại trừ phần hệ thống chiến đấu ra, mọi thứ trong game đều ít nhiều dấu ấn của Yoko Taro trong đó.


NieR:Automata xảy ra với mốc thời gian sau phần đầu tiên đến… vài ngàn năm, khiến cho bất cứ ai cũng có thể chơi ngay lập tức mà không cần thiết phải quan tâm quá nhiều đến các phần trước. Lúc này, toàn bộ nhân loại đã rời khỏi Trái Đất, để lại một hành tinh đổ nát và bị phá hoại bởi những cỗ máy – “tay sai” của người ngoài hành tinh. Để chống lại chúng, loài người quyết định cử các người máy Android thuộc tổ chức YoRHa xuống mặt đất để tạo nên những cuộc chiến tranh trường kỳ không hồi kết, và người chơi sẽ vào vai Android cá tính 2B cùng cộng sự 9S mang dáng vẻ của một cậu bé.

Với NieR:Automata, Yoko Taro dường như đã phát huy toàn bộ thế mạnh của mình để tạo nên một tựa game đậm chất nghệ thuật, mang đầy đủ những nét nhấn ấn tượng nhất


Dù mốc thời gian xảy ra sau phần NieR đầu tiên khá lâu, nhưng với cuộc hành trình đầy bi kịch của 2B và 9S trong Automata, Yoko Taro đã khơi gợi lại cho người chơi những câu hỏi nhân văn trước đây như: Nhân loại là gì? Điều gì định hình bản chất con người? Bạn sẽ hy sinh đến thế nào để bảo vệ người ta thương yêu?… Với những câu hỏi phảng phất tính triết học như thế này, nếu game xây dựng kịch bản không khéo sẽ khiến người chơi cảm thấy mệt mỏi thay vì được giải trí đúng nghĩa. Thế nhưng đây lại là NieR:Automata, một tựa game của Yoko Taro, nơi mà càng đến kết thúc thì mọi thứ lại càng liên kết chặt chẽ lại với nhau một cách đầy tinh tế. Ngay cả trường đoạn không có ý nghĩa gì ban đầu cũng để lại một khoảng không lắng đọng rất lâu về sau khi đã hoàn thành game.

Bạn sẽ hy sinh đến thế nào để bảo vệ người ta thương yêu?

Bên cạnh phần kịch bản cốt truyện NieR:Automata thì hầu như ở bất kỳ đâu trong game, người hâm mộ cũng thấy được cái chất “điên” của Yoko Taro trong đó, trải dài từ cách thiết kế nhân vật, kẻ thù, bối cảnh cho đến các phân đoạn “bắn ruồi” (shoot’em up) đặc trưng – thể loại game mà ông rất thích. Ngay cả ở kết thúc thật sự (NieR:Automata có 5 kết thúc chính và 21 kết thúc phụ – đa phần là kết… đùa giỡn), Yoko Taro cũng thể hiện một trường đoạn khó quên với người chơi thông qua tính năng online và những câu hỏi ẩn ý sâu sắc khiến cho người chơi khó có thể quên được tựa game đặc sắc này.

DẤU ẤN CỦA PLATINUMGAMES

Những tựa game trước đây của Yoko Taro đều không được giới phê bình đánh giá cao đơn giản vì chúng có lối chơi khá “buồn ngủ” và nghèo nàn. Vì thế, khi biết được rằng PlatinumGames sẽ phụ trách việc phát triển trò chơi, hẳn nhiên nhiều người hâm mộ sẽ phấn khích vì đây là nơi từng tạo nên những siêu phẩm như Bayonetta, Vanquish…

Thế nhưng nói như vậy không có nghĩa là NieR:Automata được đích thân những “tượng đài” như Hideki Kamiya hay Atsushi Inaba tham gia phát triển, mà thay vào đó lại là đội B (B-Team) gồm những con người trẻ tuổi, tài năng nhưng ít kinh nghiệm. Nổi bật nhất trong số họ chỉ là Takahisa Taura hay Isao Negishi, những nhà thiết kế từng làm trong các dự án tầm trung như Metal Gear Rising: Revengeance, The Wonderful 101, hay… The Legend of Korra.

Và có vẻ như sức trẻ nhiệt huyết từ PlatinumGames cộng với một bộ óc “điên không ai giống” của Yoko Taro đã bù trừ lẫn nhau để tạo nên một siêu phẩm hành động-nhập vai NieR:Automata đầy bất ngờ. 


Hệ thống chiến đấu trong game giờ đây tuy vẫn mang hơi hướng chặt chém cũ kỹ nhưng lại được bổ sung vào đó một chút tốc độ cùng kỹ xảo đẹp mắt khiến cho lối chơi được nâng lên một tầm cao mới.

Chuyển động nhân vật trong NieR:Automata vô cùng mượt mà.

Trong NieR:Automata, mọi chuyển động của nhân vật chính đều mượt mà và hoàn hảo. Hầu như tất cả mọi pha chiến đấu đều mang lại cảm giác thỏa mãn cho người chơi dù game có nhiều loại vũ khí khác nhau. Ngoài ra, hệ thống Chip còn cho phép bạn có thể tùy biến một cách tối đa về lối chơi của nhân vật chính, như tăng thêm sức sát thương, điểm kinh nghiệm nhận được hay thậm chí là các chip giúp nhân vật tự động phản đòn hay né tránh – một đặc điểm tương tự như trong Metal Gear Rising: Revengeance.

Vì thế, việc thưởng thức NieR:Automata rất dễ dàng và phù hợp với nhiều đối tượng game thủ, khác biệt hoàn toàn với bản NieR trước đây. Người chơi sẽ có thể dễ dàng trải qua hàng chục giờ chơi để khám phá thế giới mở trong game mà không hề cảm thấy chán nhờ vào hệ thống chiến đấu hấp dẫn. Việc cân bằng độ khó trong NieR:Automata cũng được thực hiện rất tốt khi nhân vật chính có thể tự động mọi thứ ở độ khó dễ nhất, hay nhận “một phát chết luôn” ở hướng ngược lại.

ÂM HƯỞNG CỦA MONACA

Âm nhạc là thứ gây được ấn tượng mạnh nhất trong phần NieR trước – bên cạnh kịch bản – nhờ vào bộ đôi Keiichi Okabe và Keigo Hoashi đến từ công ty sản xuất âm nhạc MONACA. Trước đây, với thế mạnh là những giai điệu nhẹ nhàng sâu lắng hòa cùng những giọng ca đầy cảm xúc và được thể hiện đúng thời điểm ở NieR và Drakengard 3, bộ đôi này đã phần nào khiến nhiều người biết đến và hâm mộ game của Yoko Taro hơn.

Vì thế, đa số các fan đã có chút phần lo lắng với phần âm nhạc của NieR:Automata có thể sẽ không đạt đến đỉnh cao như hai sản phẩm trước đây. Thế nhưng sự nghi ngại đó chắc hẳn sẽ được giải tỏa hoàn toàn một khi trải nghiệm xong tựa game này. Chất lượng nhạc nền trong NieR:Automata không chỉ sánh ngang với NieR và Drakengard 3, mà còn có thể được đánh giá cao hơn ở rất nhiều phân đoạn.

Việc chèn những bản nhạc có lời vào màn chơi là một việc khá nguy hiểm mà ít nhà làm game nào muốn thực hiện, bởi nếu làm không khéo, người chơi sẽ bị tụt cảm xúc và khó tập trung vào game. Điều này nhằm giải thích được tại sao phần nhạc mà bộ đôi Keiichi Okabe và Keigo Hoashi lại được đánh giá cao như thế. Hầu như ở mọi khu vực trong game, các trường đoạn đầy cảm xúc hay kịch tính đều được phụ họa một cách hoàn hảo bằng nhạc nền khiến cho tâm trạng người chơi được hòa quyện cùng nhân vật một cách chân thật nhất.

Đặc biệt, ca khúc chủ đề "Weight of the World" trong NieR:Automata có thể không phải bản hay nhất trong game, nhưng với ca từ sâu sắc đầy ẩn ý như một lời tự sự của nhân vật chính 2B khiến cho bản nhạc này được đa số người chơi NieR:Automata thưởng thức hoàn toàn khi các dòng chữ Credit chạy hết. Ngoài ra, nhạc nền NieR:Automata còn có một số bản nhạc đặc sắc khác như Vague Hope, Rays of Light, Amusement Park,… đủ làm bất kỳ người chơi nào cũng phải xao xuyến.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHỎ NHẶT

Không giống với phiên bản PC với khá nhiều lỗi kỹ thuật hay tương thích, NieR:Automata chạy rất ổn định trên PS4, dù thời gian đầu ra mắt game vẫn có lỗi liên quan đến lối chơi. Tình trạng này đôi khi vẫn xuất hiện ở những bản cập nhật sau này dù rất hiếm, khiến cho người chơi bị kẹt.

Điều này lại dẫn tới một vấn đề khác, đó là khi người chơi nhận ra rằng NieR:Automata không có chức năng lưu tự động (auto-save) và buộc họ phải chơi lại một đoạn dài chừng 20-30 phút nếu lỡ như gặp trục trặc. Đây có vẻ như là một thiếu sót không đáng có đối với một tựa game ra năm 2017, nhưng cũng có thể Yoko Taro muốn người chơi nhớ đến cảm xúc xa xưa, thời điểm mà họ còn được thưởng thức những tựa game nhập vai cổ điển hấp dẫn – điều mà Square Enix đang dần đánh mất trong những năm gần đây.

Nguồn: vietgameasia