468x1000 Ads

Saturday, September 9, 2017

[Hướng dẫn] Nioh cho người mới chơi (P2): Những điều cần lưu ý khi chơi

Những điều cần lưu ý khi mới chơi Nioh

1. Chiến đấu



- Đừng làm Rambo. Luôn tâm niệm là phải 1 chọi 1 khi chiến đấu. Ngay cả những tên lính tép riu nhất trong game cũng dư khả năng làm thịt bạn trong 30 giây. Khi đã quen với lối đánh, phần lớn bạn đều giải quyết được khi 1 chọi 1, nhưng khi có từ 2 tên địch trở lên thì có khi chạy là là thượng sách. Hãy chọn góc đứng sao cho không thể có 2 tên trở lên vây quanh mình. Nếu địch gồm nhiều tên và chưa phát hiện ra bạn thì có thể dùng cung, súng để tỉa bớt 1 tên, hay dùng đá, Shuriken để dụ 1 tên ra khỏi đám đông.

- Để ý nơi có Item. Một màn chơi có rất nhiều Item bố trí khắp nơi. Nhưng hãy xác nhận vị trí của chúng trước khi lấy, vì rất nhiều trong số đó đặt ở góc chết. Nếu vô tư xông pha đi nhặt thì dễ dính bẫy hay phục kích.

- Đánh từ sau lưng. Khi địch chưa phát hiện ra ta, lẻn ra sau lưng đánh sẽ gây nhiều sát thương hơn. Điều này chỉ thực hiện được khi đã học kỹ năng Ninja: Suppa nuki. Nên học kỹ năng này càng sớm càng tốt.

- Chú ý bước chân. Màn chơi Nioh được thiết kế để tiễn bạn lên đường, nên hãy cẩn thận từng bước chân. Có thể là lọt hầm, lọt hố hay thọt từ trên cao xuống. Luôn xác nhận kỹ địa hình, nếu thấy nguy hiểm thì hãy dụ địch ra vị trí an toàn mới thủ tiêu.

- Đỡ và né. Là 2 yếu tố cơ bản trong chiến đấu. Dù có đánh với lính nhép cỡ nào đi nữa cũng không được quên điều này. Nôn nóng đồng nghĩa với đường chết. Hãy quan sát kỹ hành động, quỹ đạo tấn công của địch rồi mới phản công. Khi đối thủ là người thì hãy tích cực đỡ, vì đỡ ít tốn khí khi kẻ đánh là người. Khi đối thủ là yêu quái thì hãy tích cực né đòn, vì đòn của chúng làm tụt nhiều khí nếu ta đỡ.

- Quản lý khí lực và "tàn tâm" (Zanshin). Tàn tâm (Zanshin) là một thuật ngữ trong kiếm thuật, chỉ khái niệm tâm ý luôn ở trạng thái sẵn sàng như lúc chưa đánh, mặc dù đòn đánh đã kết thúc rồi. Khi đánh, đỡ đòn hay né đòn, chạy đều làm hao khí lực. Vì vậy đừng bao giờ để hết khí lực. Nếu tấn công thì hãy chừa lại đủ khí lực cho cú né đòn phòng khi bất trắc. Tập thói quen Zanshin bằng cách nhấn R1 sau khi đánh để hồi phục khí lực.

2. Về Nurikabe


- Nurikabe là yêu quái bức tường có thể thấy khắp nơi trong game. Nó là bức tường có cặp mắt theo dõi hành động của bạn. Thường thì nó chắn lối vào những nơi có đồ quý.

- Ngoài cách đánh nhau và hạ nó để mở lối đi thì còn có cách dùng điệu bộ để kêu gọi lòng thông cảm của Nurikabe. Thường thì chỉ cần cúi chào là Nurikabe mở đường cho đi, nhưng không phải lúc nào cũng vậy và tùy thuộc từng cá thể.

- Nếu chơi online thì thường thấy các mộ huyết đao quanh khu vực có Nurikabe. Đó là xác của những người chơi khác bị tường đè chết. Lại gần những mộ này và xem dòng chữ ghi nguyên nhân chết. Thường là: bị tường đè chết vì thái độ khiêu khích.... Đối với trường hợp bị tường đè chết do thái độ không phù hợp thì dòng chữ có 3 màu: xanh, đỏ và vàng. Màu xanh là những thái độ thân thiện, màu đỏ hiếu chiến và màu vàng chỉ thái độ trung lập. Vì vậy nếu thấy các mộ này có dòng chữ: bị đè chết bởi thái độ trung lập (vàng) thì cử chỉ đúng để Nurikabe mở đường mà không cần đánh là một trong các cử chỉ khiêu khích (đỏ) hoặc thân thiện (xanh).

3. Về mộ đao và mộ huyết đao


- Khi bạn chết, tại chỗ đó sẽ xuất hiện nấm mồ gọi là mộ đao (Katana zuka) và toàn bộ Amrita cùng thủ hộ linh (Guardian spirit - linh thú) sẽ bị rơi lại tại chỗ đó.

- Bạn có thể quay lại chỗ chết lần trước, chạm vào mộ đao để thu hồi toàn bộ Amrita và thủ hộ linh lần trước.

- Nếu bạn chết, lần đi lại sau chưa kịp thu hồi mộ đao mà để chết lần nữa thì toàn bộ Amrita sẽ mất, nhưng thủ hộ linh sẽ quay về với bạn.

- Có món Item gọi là nến chiêu linh cho phép gọi thủ hộ linh cùng toàn bộ Amrita trở về với bạn mà không cần phải đi tới chỗ chết cũ để thu hồi.

- Có thể gọi thủ hộ linh (không đi kèm Amrita) quay về với bạn sau khi chết từ chỗ miếu cũ.

- Suốt màn chơi bạn sẽ gặp những nấm mồ giăng yêu khí màu đỏ. Đây gọi là mộ huyết đao, xác của những người chơi khác bị đánh chết. Nếu chọn khiêu chiến với những mộ này thì máy sẽ hồi sinh người chơi đó, dùng chính nhân vật (trang bị, cách hành động) đó để đánh bạn. Nếu thắng, bạn sẽ nhận được một phần ngẫu nhiên những đồ trang bị của người chơi đó.

4. Về Save Point


 Nioh có các điểm Save gọi là "Yashiro" (xã, hay đền miếu). Các miếu nằm rải rác suốt map và khi đến cầu nguyện tại đây, bạn được hồi máu và nếu sau này có chết thì sẽ xuất phát lại từ chỗ miếu cầu nguyện lần trước đó.

- Trừ một số con địch lớn, theo event thì bọn lính tẹp nhẹp sẽ hồi sinh sau khi bạn cầu nguyện ở miếu. Đây cũng là một cách để cày Amrita và tiền.

- Các miếu còn đóng nhiều vai trò khác. Tại miếu bạn có thể chọn các mục:

+ Năng lực khai hoa: tiêu tốn Amrita để tăng các chỉ số.

+ Cúng dường: cúng cho miếu những món đồ không cần dùng tới. Bạn nhận được Amrita tương ứng với giá trị món đồ, nhưng không nhiều. Nếu cúng dường những món đồ hiếm thì bạn dễ nhận được Amria + món đồ khác, thường là "tiên dược" (Elixir) hồi máu.

+ Mộc linh gia hộ: chọn mục gia hộ của các Kodama (mộc linh). Sẽ nói rõ ở phần sau.

+ Chiêu hồi Marebito: Marebito là từ để chỉ những người chơi khác. Nếu chơi online, bạn có thể gọi chức năng này từ miếu để nhờ người chơi khác vào hỗ trợ đánh map.

+ Đổi thủ hộ linh

+ Xác nhận DLC: thỉnh thoảng nên kiểm tra mục này vì Tecmo có thể tặng thêm Item qua các event, patch...


5. Các thế thủ trong Nioh


Trong Nioh có 3 kiểu thủ căn bản của võ thuật, kiếm thuật: thượng đoạn, trung đoạn và hạ đoạn. Từ 3 kiểu thủ này, đòn xuất phát khác nhau, sát thương khác nhau và phạm vi đánh, khí lực tiêu hao cũng khác. Tùy vào mục đích, tình huống mà sử dụng cho linh hoạt.

- Thủ thượng đoạn (R1 + tam giác): đánh mạnh nhất, tiêu hao nhiều khí lực nhất. Nhưng tốc độ ra đòn chậm, né đòn hao nhiều khí lực nhất.

- Thủ trung đoạn (R1 + vuông): đánh sát thương vừa, tiêu hao khí lực vừa. Thế thủ này thiên về đỡ đòn. Tất cả mọi chiêu phản đòn của các vũ khí đều thực hiện ở thế thủ này. Né đòn tiêu hao khí lực vừa.

+ Thủ hạ đoạn (R1 + X): sát thương yếu nhất, ít tốn khí lực nhất và được lợi ở chỗ số đòn đánh (combo) trong một chuỗi nhiều nhất. Thế thủ này linh hoạt nhất, né đòn ít tốn khí, lăn xa nhất. Đây là thế thủ thiên về né đòn.

Người mới chơi thì nên giữ thế hạ đoạn hoặc trung đoạn là an toàn. Đến khi thành thục mới chuyển sang thượng đoạn.


6. Chỉ số


Nhân vật trong Nioh có 8 chỉ số quyết định mạnh yếu. Khi tăng bất kỳ chỉ số nào ở miếu thì số Level sẽ tăng tương ứng. Các chỉ số đó là (lần lượt từ trên xuống):

+ Thể (bản Anh dịch là "body"): ảnh hưởng sức mạnh của thương (giáo, lao). Ngoài ra còn tăng khả năng kháng độc, kháng tê liệt. Chỉ số này giúp tăng giới hạn HP, và là chỉ số cần thiết để phát huy hiệu quả khi mặc các loại giáp nhẹ và vừa.

+ Tâm (bản Anh dịch là "heart"): ảnh hưởng sức mạnh của đơn kiếm (Katana) và cung. Chỉ số này còn làm tăng giới hạn khí lực. Vì khí lực rất quan trọng nên dù không dùng Katana cũng nên tăng chỉ số này.

+ Cương (bản Anh dịch là gì không rõ): ảnh hưởng đến sức mạnh của súng pháo. Tuy nó cũng giúp tăng HP nhưng không nhiều bằng chỉ số "thể". Chỉ số này còn tăng giới hạn trọng lượng của các loại giáp mà bạn có thể mang/mặc. Nếu chơi kiểu xe tăng, lấy thịt đè người với các loại giáp khủng long bành tổ thì nên ưu tiên chỉ số này.

+ Vũ: ảnh hưởng đến sức mạnh của búa, rìu. Nó còn làm tăng lượng Zanshin ban đầu. Chỉ số này còn là điều kiện để mặc, phát huy hiệu quả của các loại giáp nặng và vừa.

+ Kỹ: ảnh hưởng đến sức mạnh của song kiếm và súng. Đây là chỉ số tăng lượng Zanshin ban đầu nhiều nhất, và ảnh hưởng đôi chút đến Nhẫn thuật.

+ Nhẫn: ảnh hưởng đến sức mạnh của tỏa liêm (Kusari-gama) và Nhẫn thuật. Chỉ số này là điều kiện để truyền thụ tuyệt kỹ Ninja.

+ Chú: ảnh hưởng đến sức mạnh của thuật Âm dương, sức chứa bùa Âm dương và khả năng kháng Tokoyo (vùng không gian của yêu quái). Chỉ số này là điều kiện để truyền thụ tuyệt kỹ Âm dương.

+ Linh: không ảnh hưởng đến sức mạnh của vũ khí nhưng là chỉ số cần thiết để hưởng các ân huệ từ Thủ hộ linh (aka linh thú). Chỉ số này còn giúp tăng bình Amrita để phát động vũ khí Tsukumo.

7. Tokoyo


Tokoyo (常世, thường thế) mang nghĩa là "cõi vĩnh hằng", là thuật ngữ chỉ vùng không gian đặc biệt của lũ yêu quái (yōkai) tạo ra. Đó là vòng tròn trắng sóng sánh trên mặt đất. Người bước chân vào đây thì khí lực khô cạn, hồi phục khí chậm nên đánh với yêu quái bất lợi.

Để xóa Tokoyo thì chỉ cần đứng vào vùng không gian này, thực hiện Zanshin để được hồi phục tối đa (nhấn R1 sau khi đánh, phải nhấn đúng lúc, khi có ánh sáng tập trung vào thân người để đạt lượng hồi phục tối đa).

Chỉ số "linh" kể trên giúp kháng Tokoyo, nghĩa là không bị nó ảnh hưởng. Một số thuật Âm dương cũng giúp kháng Tokoyo, chống Tokoyo.

Nguồn: gamevn