468x1000 Ads

Wednesday, December 26, 2018

Hướng dẫn Far Cry 5 – Lời khuyên dành cho người mới

Phần hướng dẫn Far Cry 5 này sẽ là những lời khuyên và kinh nghiệm dành cho người mới bước vào giai đoạn đầu của game, giúp bước vào game thuận lợi hơn.


Tất cả những ai vừa cài xong Far Cry 5 đều sẽ cần một bộ lời khuyên hướng dẫn Far Cry 5 cho giai đoạn khởi đầu. Đây chính là giai đoạn quan trọng để bạn chuẩn bị tốt nhất và tiến nhanh vào phần sau tránh những sai lầm không đáng có làm mất thời gian trong game.

Khác với kỳ vọng ban đầu, Far Cry 5 đã cho những trải nghiệm đầu tiên khá bình thường nếu không muốn nói là hơi khó chịu một tí. Reviewgame xin giới thiệu phần hướng dẫn Far Cry 5 dành cho tân thủ giúp bạn có những kinh nghiệm cơ bản ở thời gian đầu. So với Far Cry 4, phần này có nhiều đổi khác trong cơ chế chơi nên bạn cũng cần phải cẩn thận dù đã có kinh nghiệm chơi dòng game này lâu năm.

Chú chó Boomer không phải là lựa chọn ưu tiên


Phải nói rằng với chú chó đồng hành được xây dựng và quảng cáo nồng nhiệt, rất nhiều game thủ tò mò muốn sở hữu nhân vật 4 chân này. Một phần không nhỏ người chơi chọn hướng đầu tiên xuống Fall’s End thay vì vùng khác cũng là để mở được chú chó này. Tuy nhiên khi bạn xem kỹ thì Boomer là specialist chuyên về thám thính, nó chỉ thích hợp với ai chọn cách chiến đấu lén lút theo kiểu ninja.

Boomer bên cạnh xác những người chủ của nó

Về chiến đấu trực diện Boomer yếu hơn so với một chiến binh bình thường do nó tấn công bằng cận chiến, nó phải vượt một đoạn đường để lao tới kẻ địch trong khi đó kẻ địch có thể xả súng liên tục và làm chú chó bị thương. Vì vậy nếu tính solo thì kẻ địch luôn có lợi thế hơn Boomer trừ khi bạn phải thu hút hỏa lực để Boomer tấn công từ phía sau.

Grace Armstrong là một tay bắn tỉa lão luyện và nơi mở nhân vật này cũng không quá xa Boomer

Nếu bạn chọn đường “go loud” với mưa bom bão đạn thì nên thay thế Boomer bằng các chiến binh dạng Fighter và sau đó mở specialist Grace Armstrong, cô ta là một sniper cực mạnh có thể yểm trợ bạn từ phía sau khi đánh nhau trực diện với kẻ địch.

Dùng AR-CL thay vì AR-C


Súng cung cấp cho bạn lúc khởi đầu rất khiêm tốn, lượng đạn tối đa mang theo cũng không nhiều và chỉ có 2 slot súng nên có thể nói về vũ khí bạn cực yếu thời gian đầu. Thay vì dùng khẩu súng liên thanh AR-C, bạn hãy ưu tiên tìm khẩu bắn tỉa AR-CL. Thực ra khẩu bắn tỉa này chính là AR-C được chỉnh sửa làm súng bắn tỉa vì vậy nó đa năng hơn rất nhiều.

AR-CL có tất cả tính năng của AR-C và có thêm ống ngắm cùng chế độ bắn tỉa từng viên

AR-CL ngoài các tính năng AR-C đã có như bắn liên thanh, sử dụng đạn súng liên thanh thì nó còn có độ chính xác cao hơn và ống ngắm có sẵn. Bạn chỉ cần mua thêm ống giảm thanh nữa là có một khẩu vừa làm bắn tỉa giảm thanh vừa bắn cận chiến như tiểu liên bình thường. Ưu điểm của nó là sử dụng đan súng trường mà gần như 80% kẻ địch dùng loại súng này, nhặt đạn dùng bảo đảm không bao giờ thiếu.

Lên súng “bự” và tích cực “cầm nhầm”


Hướng dẫn Far Cry 5 có phần khác so với các bản khác đặc biệt là ở chỗ này, bạn cần lên ít nhất một khẩu súng có sát thương khủng (6 trở lên) để phòng thân. Đó có thể là súng ngắn magnum, súng đại liên M60 hay súng bắn tỉa dùng đạn 50.cal. Lý do là các loại lính hạng nặng xuất hiện rất sớm trong game chứ không chờ đến phần sau như các bản trước.

Trong Far Cry 5, bạn cần có ít nhất một khẩu hạng nặng để phòng thân, nhiều khẩu càng tốt

Cách để có các loại súng mạnh mà khỏi cần tốn tiền mua là “cầm nhầm”, thật may Far Cry 5 vẫn giữ quy định là bạn cầm súng mới về shop sẽ tự mở trong shop không cần mua. Vì vậy nếu may mắn “chíp hôi” được súng của mấy tên hạng nặng bạn chỉ cần cầm nó chạy về cửa hàng súng gần nhất là sở hữu được ngay. Sau đó là gắn phụ kiện, sơn rằn ri gì đó tùy khẩu vị.

Bạn cũng cần nhanh chóng mở slot thứ 3 và thứ 4 để có thể mang thêm nhiều vũ khí hơn

Còn một cách nữa là mua các súng “prestige”, đây là súng loại cao cấp bán bằng cash (silver bar) nhưng cũng cho phép bạn mua bằng tiền với cái giá khá chát. Bù lại bạn không cần chờ đến khi game unlock khẩu tương tự cho bạn. Lựa chọn tốt nhất là khẩu bắn tỉa 50.cal giá 7200 đồng, với nó bạn có thể hạ gấu, bắn rụng trực thăng và máy bay cũng như dọn dẹp bọn lính hạng nặng khá dễ.

Cách chống đỡ lính hạng nặng khi chưa có vũ khí mạnh


Người viết rút ra điều này khi đụng độ thằng lính hạng nặng cầm súng đại liên đầu tiên trong game. Mất 2 băng AR-C headshot như gãi ngứa, shotgun cũng chẳng có tác dụng gì và bị nó hạ gục bằng vài phát M60. Có 3 loại lính có thể xếp vào loại hạng nặng ở đầu game là lính phun lửa, lính súng đại liên (LMG) và cult VIP.

Cult VIP khá cứng và có icon hình vương miện tuy vậy loại này vẫn mềm hơn 2 loại còn lại

Cả 3 loại này đều có thể giết nhanh bằng take down (đâm lén), nhưng khi đánh nhau trực diện thì melee là vô ích. Cách thứ 2 cho cả 3 loại là dùng lửa như bom xăng để đốt chúng rất hiệu quả. Với Cult VIP bạn có thể dùng cách đổ đạn ào ào như shotgun hay AR-C khoảng 1 – 2 băng là xong vì nó khá “mềm” hơn 2 loại còn lại. Với lính phun lửa, nhắm vào bình xăng nó đeo sau lưng, vài phát chính xác bình xăng sẽ nổ. Riêng lính LMG chỉ hạ được bằng súng hạng nặng như LMG hay sniper 50.cal.

Ngoài shop trong outpost có khá nhiều tay “bán dạo” đi ven đường hoặc trong rừng cũng dùng được

Phần thưởng khi hạ được lính phun lửa hay lính LMG đầu tiên mà bạn gặp chính là khẩu súng của chúng. Vác chạy về shop là bạn sẽ có ngay một khẩu hạng nặng phòng thân.

Tích cực “phượt”, đừng quá lo lắng vấn đề di chuyển


Khi nhìn bản đồ chính của Far Cry 5 có thể bạn sẽ “hết hồn” vì nó trông khá là rộng. Tuy nhiên việc di chuyển không quá khó khăn vì fast travel gần như dày đặc ở mọi nơi. Không như các bản cũ chỉ có một vài điểm bên ngoài và các outpost, trong Far Cry 5 hầu như mọi địa danh đều sẽ có 1 điểm fast travel. Điều bạn cần làm chỉ là cố gắng mở những điểm này bằng cách bước vào khu vực của nó, vì vậy dọc đường thấy cái công trình nào to to thì hãy bước vào sân của nó.

Các điểm fast travel (màu xanh dương) dày đặc bản đồ

Bên cạnh đó là hệ thống xe cộ cũng không kém các bản trước, không khó để tìm một chiếc xe, thậm chí bí quá bạn có thể nhảy lên máy cày và chạy. Và nếu điểm bạn cần đến chỉ trong tầm 300m thì bạn hoàn toàn có thể… chạy bộ.

Tích cực săn các prepper stash


Các prepper stash là những kho tích trữ của người dân Hope County phòng cho trường hợp xấu. Thường nó sẽ chứa súng đạn và tiền bạc kèm theo các nhu yếu phẩm khác. Rải rác ở Hope County có rất nhiều, bạn chỉ cần tìm người có ký hiệu (!) kèm hình viên kim cương trên đầu để nói chuyện và họ sẽ chỉ cho bạn 1 vị trí.


Sau khi nói chuyện với người cung cấp tin, vị trí các stash sẽ hiện trên bản đồ

Các Prepper stash hoạt động như một mini game giải đố tìm kho báu, mỗi cái sẽ có một chỗ giấu chìa khóa riêng buộc bạn phải suy nghĩ hoặc căng mắt ra tìm. Mặc dù không được dễ cho lắm nhưng phần thưởng cũng rất đáng để thử. Ngoài các loại súng và đạn bạn còn nhặt được khá nhiều tiền và quan trọng nhất là các quyển tạp chí “perk magazine”, trung bình mỗi stash có 3 quyển, mỗi quyển sẽ cho bạn 1 điểm perk để tăng kỹ năng.

Bên trong một prepper stash

Đây là cách cày perk khá tốt bên cạnh việc đáp ứng các yêu cầu về thành tích. Bạn cũng có thể có được khẩu AR-CL dễ dàng bằng cách tìm các stash này thay vì bỏ tiền đi mua.

Những kỹ năng cần lên đầu tiên


Bạn chỉ có 2 slot súng khởi đầu trong đó 1 slot chỉ dành cho side arm (súng ngắn và súng phụ trợ) nên gần như vô dụng cho đến khi bạn nhặt được magnum hay mở được M79. Điều cần nhất chính là mở slot thứ 3 để có 1 khẩu càn quét và 1 khẩu hạng nặng. Vì vậy bạn cần ưu tiên tăng kỹ năng cung cấp slot thứ 3 sớm, nó ngốn tới 8 điểm perk nên khá là chua.

Ngoài slot súng thứ 3, thứ 4 các loại dây móc, dù, cần câu, lockpick cũng cần được mở sớm

Các kỹ năng còn lại cần có như lặn lâu, mở cho sử dụng dù, mở sử dụng dây móc leo trèo, kỹ năng lockpick hay tăng giới hạn máu cũng cần phải ưu tiên để giúp bạn cơ động hơn và sống dai hơn. Kế đó là những kỹ năng bổ trợ cho kiểu chơi mà bạn thích, ví dụ bạn thích hành động lén lút thì mở các kỹ năng take down cao cấp và kỹ năng tăng tốc di chuyển ở tư thế ẩn mình (ngồi). Nếu bạn muốn càn quét thì tăng các kỹ năng giúp tăng lượng đạn mang theo, tăng độ thành thạo vũ khí…

Thận trọng khi bước vào cuộc chiến


Far Cry 5 không cung cấp kỹ năng chữa thương không cần túi máu, bạn chỉ có thể chữa thương bằng túi máu và khởi đầu chỉ mang được tối đa 3 túi. Cách chữa thương thứ 2 là chui vào góc khuất chờ 10 giây máu sẽ tự hồi nếu không trúng thương thêm kiểu tương tự các game Call of Duty.

Kẻ địch bắn khá tốt, nhất là khi tấnb công số đông nên bạn phải cẩn thận

Chính vì vậy hãy cẩn thận với các trận chiến đông người, mặc dù bạn có người yểm trợ nhưng nếu bị “dồn dam” quá nặng vẫn chết như thường. Ngay cả khi bạn đã lên “máu trâu” vẫn có những kẻ địch có thể làm bạn xuống sức nhanh chóng như lính bắn rocket hay hunter. Đặc biệt nếu bạn chết giữa vòng vây, đồng đội rất khó tiếp cận để hồi sinh và nếu cố thì cả đồng đội cũng lăn ra chết.

Kiếm tiền bằng cách nào?


Câu hỏi muôn thủa của những người mới bước vào game Far Cry, khởi đầu chúng ta luôn khát tiền và cuối game toàn triệu phú. Có những cách kiếm tiền hiệu quả trong thời gian đầu game mà bạn có thể chọn như sau:

– Tìm trong các prepper stash, mỗi cái cũng phải vài trăm đồng.

Câu cá bán cũng mang lại nguồn thu không tồi

– Mở kỹ năng câu cá, mua cần câu và tìm chỗ nào khuất chui vào câu, lưu ý tránh chỗ đông người bọn địch quấy rối không câu được. Đường cái và ven sông là nơi tàu xe bọn ác chạy như kiến, không bao giờ được ngồi đó mà câu, cá chưa thấy mà bọn râu xồm thì nhảy như tôm tươi xung quanh. Mỗi con cá có thể bán được từ 100 đồng trở lên, ngồi một tí có thể kiếm kha khá.

– Mở kỹ năng lockpick và đi mở két sắt. Trong các outpost thường có giấu 1 két sắt và rải rác trong các nhà dân, khu cửa hàng cũng có thể có két hoặc hên hơn nữa tiền mặt để trên bàn.

– Giải phóng các outpost kiểu ninja để đạt “undetected”. Bạn sẽ nhận được tiền thưởng khá nhiều nếu hạ outpost mà không bị ai phát hiện.

Mở két không chỉ có tiền mà có cả Silver Bar

– Đi săn lấy da bán, tốt nhất là dùng cung tên và mở kỹ năng x2 chiến lợi phẩm khi đi săn. Khởi đầu nên đuổi theo hươu nai cùng lắm là chồn hôi, chỉ đánh với gấu khi nó bị nhốt hay trong tay có súng hạng nặng từ shotgun trở lên, mà làm thế nát bộ da mất thôi.

– Làm các nhiệm vụ phụ lấy tiền thưởng. Trong game có rất nhiều nhiệm vụ phụ cung cấp cho bạn tầm 200 – 800 đồng mỗi cái, nếu cày chăm thì việc đủ tiền mua súng xịn không còn xa lắm.

Trên đây là những hướng dẫn Far Cry 5 dành cho người mới bước vào game, nó chỉ hữu dụng ở giai đạon khó khăn ban đầu. Về sau này khi đã “giàu có” bạn hoàn toàn có thể phát triển nhân vật và cách chơi theo ý mình không nhất thiết phải dựa vào những lời khuyên bên trên nữa. Chúc bạn có một khởi đầu Far Cry 5 thuận lợi.

Thursday, December 6, 2018

Far Cry 5: Hướng dẫn mở khóa sư tử núi Peaches

Trong tựa game Far Cry 5, người chơi sẽ có một số lựa chọn bạn đồng hành nhất định trong số các con vật hoang dã, và nổi bật trong số đó là Peaches, một con ... sư tử núi


Tựa game Far Cry 5 có một danh mục bạn đồng hành AI là động vật hoang dã khá độc đáo, điển hình như "cô nàng" sư tử Peaches mà chúng ta sắp tìm hiểu sau đây. Những người chơi đang có ý định thuần phục nàng sư tử này về với mình sẽ phải hoàn thành một nhiệm vụ khá dài, nhưng bù lại phần thưởng rất giá trị (Chỉ riêng khoản sở hữu 1 con sư tử núi là đủ thấy giá trị tới mức nào rồi. Để bắt đầu tiến trình thu phục Peaches vào danh mục Specialists Roster của Far Cry 5, người chơi phải tìm đến "Peaches Taxidermy", được đánh dấu trên bản đồ ở phía Nam của Drubman Marina trong khu vực Faith's Region.


Khi đến đây, họ sẽ tìm thấy một khoảng đất trống, và nhận thông tin từ một nhân vật tên là Ms. Mable cho biết Peaches đã mất tích. Mable sau đó sẽ đưa cho người chơi các hướng dẫn cụ thể, với nhiệm vụ đầu tiên là thu thập một số lượng lớn thịt từ bên ngoài khu vực mà cô nàng sư tử núi này đã bỏ trốn. Sau đó, người chơi sẽ nhận được một dấu hiệu nhiệm vụ, dẫn đến một nhóm những kẻ sùng đạo Eden's Gate (Bạn biết phải làm gì rồi đấy). Một khi kẻ thù bị tiêu diệt, người chơi có thể lấy phần thịt đã thu thập tại Peaches Taxidermy thông qua thanh cuộn vũ khí, rồi ném nó vào khu vực mà mình dự định dụ dỗ Peaches xuất hiện.


Bằng biện pháp này, người chơi sau đó có thể dụ cô nàng sư tử núi quay trở lại mảnh đất của mình. Cần chú ý một khe núi nằm giữa địa điểm của Peaches và Taxidermy, và chọn một tuyến đường phức tạp hơn băng qua cây cầu. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng Peaches sẽ chỉ đi một quãng nhất định để tìm thịt tươi, nên người chơi phải tránh ném thịt đi quá xa. Trở về Taxidermy, khu vực này đã bị bè lũ sùng đạo chiếm đóng, nhưng một khi chúng bị tiêu diệt, Peaches có thể trở về khu đất của mình. Bước cuối chỉ cần nói chuyện với Ms. Mable, kết thúc nhiệm vụ và bổ sung cô nàng sư tử núi này vào Specialists Roster, đồng thời nhận thêm một thành tựu cho những rắc rối người chơi đã trải qua.


Một khi đã được tuyển dụng, Peaches thực sự là một người bạn đồng hành hữu dụng. Mạnh mẽ và nhanh nhẹn trong chiến đấu, Peaches còn rất lặng lẽ, vậy nên trong khi "cô ấy" rõ ràng không phải là người bạn đồng hành thú hoang dã duy nhất trong Far Cry 5, Peaches có thể là một trong những người bạn đồng hành tốt nhất dành cho những người chơi Far Cry 5 theo phong cách hành động bí mật.


Kĩ năng đầu tiên của Peaches, Pounce: cho phép cô nàng bí mật hạ gục kẻ thù, trong khi kĩ năng Stalk cho phép Peaches ẩn mình khi đang di chuyển trong những luống cỏ cao. Trước những đặc điểm như vậy, nhiệm vụ tuyển dụng Peaches chắc chắn sẽ là một trong những việc người chơi muốn hoàn thành đầu tiên ngay khi đặt chân vào vùng đất Hope County trong Far Cry 5.

Nguồn: lagvn

Saturday, April 28, 2018

Far Cry 5 – Đánh Giá Game

Sau màn “đổi gió” thành công về phương diện tài chính nhưng thất bại về mặt chất lượng mang tên Far Cry Primal, trong phiên bản mới nhất của dòng game hành động thế giới mở nổi danh của mình, Ubisoft đã đưa Far Cry tìm về với hình ảnh đã khắc sâu trong tâm trí người hâm mộ của thương hiệu này – một tựa game bắn súng góc nhìn thứ nhất nơi nhân vật chính đặt chân đến một vùng đất xa lạ, với sự hiện diện của những yếu tố kì bí, quái dị, bị cuốn vào một cuộc chiến khốc liệt nơi bạn sẽ trở thành người một tay thay đổi thế giới (trong game).


Ngay từ khi Far Cry 5 được công bố, đã xuất hiện không ít những ý kiến lo ngại rằng công thức mà Ubisoft đã sáng tạo và áp dụng cho Far Cry kể từ Far Cry 3 đã đến lúc cần được thay mới.

Vậy nhưng, với Far Cry 5, Ubisoft đã cho thấy rằng công thức đó vẫn còn rất nhiều sức sống, khi nó chỉ cần thay đổi để mang đến cho người chơi những làn gió mới tươi lành mang phong vị quen thuộc. Và với Far Cry 5, Ubisoft đã cho làng game thấy họ… giỏi làm game Far Cry đến mức nào!


BẠN SẼ THÍCH GÌ TRONG FAR CRY 5


Trong Far Cry 5, bạn sẽ vào vai một nhân viên an ninh được cử đến hạt Hope thuộc bang Montana, nước Mỹ để bắt giữ Joseph Seed – kẻ cầm đầu tổ chức tà giáo cuồng tín có vũ trang Project at Eden’s Gate. Tất nhiên, như bao ác nhân khác xuất hiện trong phim ảnh, sách báo hay chính trong các tựa game khác, Joseph Seed không dễ gì buông tay chịu trói, và thế là hành trình xóa sổ Project at Eden’s Gate của bạn với sự giúp sức của các lực lượng dân quân địa phương bắt đầu.

Để đạt được mục tiêu nói trên, trước hết bạn cần tiêu diệt những “đứa con” của Joseph Seed là John Seed, Jacob Seed và Faith Seed – những kẻ chia nhau cai quản ba khu vực tạo thành thế giới của Far Cry 5.


Tại ba khu vực nói trên, nhiệm vụ của bạn đều là tích lũy đủ lượng điểm Resistance Point (RP) cần thiết thông qua các hoạt động như hoàn thành nhiệm vụ do đồng minh giao phó, đánh chiếm căn cứ của phe tà giáo, phá hoại cơ sở vật chất của chúng,… để buộc các tên “trùm” phải ra mặt trực tiếp đối phó với bạn, cho bạn cơ hội tiêu diệt chúng.

Lối thiết kế này phải nói là một quyết định rất sáng suốt của Ubisoft khi người chơi có thể toàn quyền quyết định bản thân mình sẽ làm gì trong game. Bạn sẽ không bị trói mình vào những chuỗi nhiệm vụ cố định mà thay vào đó, bạn có cho mình sự tự do tuyệt đối trong việc lựa chọn các nhiệm vụ để theo đuổi, miễn là thu về RP cũng như các phần thưởng khác.

Điểm sáng lớn nhất của Far Cry 5 chính là cách các nhà làm game bố trí những nhiệm vụ trong game để lấp đầy thế giới mở của game một cách khéo léo

Thay cho những màn chơi leo tháp để “mở khóa” bản đồ chơi như các phiên bản trước, trong Far Cry 5, bạn sẽ khám phá thế giới của game một cách tự nhiên hơn, hấp dẫn hơn.

Trên đường đi thực hiện các nhiệm vụ, bạn sẽ thường xuyên gặp gỡ những nhân vật mới hé lộ cho bạn những thông tin mới về thế giới game như vị trí căn cứ phe địch, vị trí các kho tàng giá trị,… và khi chiếm được những căn cứ đó, những kho tàng đó, thì bạn lại có cơ hội tiếp xúc với những nhân vật mới, những người sẽ đưa bạn đến với những nhiệm vụ mới hay cũng có thể bạn sẽ thu thập được những tấm bản đồ, những chỉ dẫn cung cấp cho bạn thêm thông tin về các địa điểm, hoạt động trong game.


Cứ thế, các nhiệm vụ, các hoạt động trong Far Cry 5 đan xen nhau xuất hiện thật tự nhiên theo từng bước chân của bạn, cho bạn cảm giác phiêu lưu thực sự ở một vùng đất lạ lẫm mà bản thân lần đầu đặt chân đến, nơi bạn sẽ không ngừng bất ngờ trước những nhân vật mới mà mình có thể gặp gỡ ở bất cứ đâu, những nhiệm vụ mới mà mình có thể “mở khóa” bất cứ lúc nào.

“Bạn thấy ngọn núi phía xa kia chứ? Bạn có thể đặt chân đến đó”. Đó là câu nói tếu táo mang màu sắc châm biếm mà nhiều người chơi dùng để mô tả về tư tưởng xây dựng thế giới mở “trọng lượng hơn chất” của nhiều nhà làm game. Tuy nhiên, với Far Cry 5, bạn sẽ muốn vỗ vai bạn mình, chỉ vào màn hình và nói: “Cậu thấy ngọn núi phía xa kia chứ? Mình MUỐN đặt chân đến đó”.


Không chỉ dồi dào về số lượng, các nhiệm vụ, hoạt động trong Far Cry 5 còn có cho mình sự đa dạng và chất lượng, giữ chân người chơi không chỉ bằng những phần thưởng của chúng mà quan trọng hơn là bằng chính sự phấn khích mà chúng mang đến. Nếu đã chán với việc thổi bay những kẻ địch của mình bằng đủ loại vũ khí, bạn có thể đi câu cá, săn thú, tìm kiếm các kho tàng bí mật… Tất nhiên, giống như những phiên bản tiền nhiệm, Far Cry 5 cũng có cho mình chất “điên rồ” với những nhiệm vụ không giống ai do những nhân vật khác thường giao cho bạn.

NHỮNG SỰ BỔ SUNG ĐÁNG GIÁ CHO LỐI CHƠI CỦA FAR CRY 5


Kế thừa tinh thần của những tựa game Far Cry trong quá khứ, lối chơi của Far Cry 5 cũng cho phép bạn tùy ý lựa chọn giữa hai phong cách hành động lén lút hoặc tấn công trực diện. Và với những bổ sung đầy giá trị, Far Cry 5 đã xóa tan những lo ngại về sự trùng lập quá đà trong lối chơi của game so với những phiên bản Far Cry trước đây.


Đầu tiên, sự có mặt của những chiếc máy bay, những chiếc trực thăng có vũ trang trong Far Cry 5 đã “cách mạng hóa” khái niệm tấn công trực diện của Far Cry, khi bạn có thể giáng cho đối phương những đòn sấm sét từ trên không cũng như tham gia vào những trận không chiến đầy phấn khích.

Và không thể không kể đến hệ thống đồng đội (companion) gồm các đồng đội thường (những tay súng với kĩ năng di chuyển, tấn công cơ bản) và các Specialist (những đồng minh hạng nhất) của game.


Cho phép người chơi “dẫn” theo tối đa hai đồng đội, Far Cry 5 mở ra trước mắt người hàng loạt những lựa chọn chiến thuật để hoàn thành các nhiệm vụ của mình trong game. Bạn thích tấn công trực diện? Anh chàng Nick Rye với chiếc máy bay chở đầy vũ khí hay “gã điên” Hurk với chiếc ống phóng hỏa tiễn sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Yêu lối chơi lén lút ư? Những đồng minh bốn chân như chú cho Boomer, chú báo Peaches hay cô nàng thợ săn Jess Black sẽ không làm bạn thất vọng.


Với Far Cry 5, hệ thống mở khóa, nâng cấp kĩ năng của Far Cry 5 cũng có cho mình sự thay đổi đáng kể. Bằng việc hoàn thành những yêu cầu cụ thể, mà phần lớn là hạ một lượng kẻ địch nhất định bằng một loại vũ khí nhất định, hay thu thập các Perk Magazine tại các kho tàng rải rác khắp thế giới của game, bạn sẽ thu được Perk Point để tùy ý mở khóa, nâng cấp các kĩ năng mà mình muốn, bao gồm cả việc cho phép nhân vật mang thêm vũ khí, đạn dược. Phải, bạn không cần phải săn thú lấy da để làm việc đó như trước nữa!


Với những bổ sung đầy giá trị, Far Cry 5 đã xóa tan những lo ngại về sự trùng lập quá đà trong lối chơi của game so với những phiên bản Far Cry trước đây

Khi đã thỏa mãn với phần chơi đơn, đừng bỏ qua phần chơi Arcade của Far Cry 5, nơi bạn có thể thỏa sức thiết kế những màn chơi của riêng mình, chia sẻ chúng với những người chơi khác cũng như thưởng thức các thành quả sáng tạo của họ.

HÌNH – ÂM XUẤT SẮC, CHẤT LƯỢNG KĨ THUẬT TUYỆT VỜI


Ngay từ những giây phút đầu tiên trải nghiệm Far Cry 5, ý nghĩ chiếm lấy tâm trí người viết chính là Ubisoft thực sự cần phải trọng dụng Dunia Engine cũng như những công nghệ đằng sau bộ công cụ phát triển game này nhiều hơn. Một tựa game Assassin’s Creed góc nhìn thứ nhất sử dụng Dunia Engine, tại sao không?

Đơn giản là bởi, màn thể hiện của Dunia Engine với Far Cry 5 là quá sức, quá sức ấn tượng. Nền tảng đồ họa của game đủ sức làm choáng ngợp bất cứ con mắt khắt khe nào, cũng như đặt các tựa game AAA sẽ ra mắt trong năm nay đứng trước một thử thách thực sự không dễ gì vượt qua về chất lượng hình ảnh. Kết hợp cùng những bản nhạc nền mang đậm âm hưởng nhạc đồng quê, nền đồ họa của Far Cry 5 đã mang đến cho người chơi một trải nghiệm hình – âm với chất lượng miễn bàn.

Màn thể hiện của Dunia Engine với Far Cry 5 là quá sức, quá sức ấn tượng

Và chưa kể, để có thể thưởng thức nền tảng đồ họa xuất sắc của Far Cry 5, người chơi chẳng hề cần đến một cấu hình “khủng long”. Tom Clancy’s Ghost Recon Wildlands, Grand Theft Auto V, The Witcher 3: Wild Hunt,… rất nhiều tựa game đã “vắt kiệt” sức lực của chiếc PC mà người viết đang sử dụng chỉ để tạo nên một nền đồ họa ngang ngửa, thậm chí là kém hơn so với Far Cry 5 – tựa game hiếm khi sử dụng quá 3/4 năng lực của cỗ PC mà người viết đã và đang dùng để trải nghiệm game và viết nên bài viết này.

Bên cạnh đó, dung lượng của game cũng thật ấn tượng với chỉ vỏn vẹn chưa đến 27 GB cho một tựa game AAA phát hành vào năm 2018, và tốc độ tải màn chơi của game cũng là miễn chê ngay cả khi người viết đang thưởng thức game với một chiếc HDD thay vì SSD.

BẠN SẼ GHÉT GÌ TRONG FAR CRY 5


NHÂN VẬT NHẠT NHÒA, CỐT TRUYỆN… VÔ DUYÊN


Thay vì một hình mẫu nhân vật chính được thiết kế sẵn như Jason Brody hay Ajay Ghale, Far Cry 5 cho phép bạn tùy ý tạo lập một nhân vật của riêng mình với các tùy chọn về giới tính, ngoại hình. Đáng tiếc rằng, đó cũng là tất cả những gì để bạn nhớ về nhân vật chính của game do bạn tạo ra. Có thể thấy ngay, quyết định trên của Ubisoft thuần túy là để phục vụ cho phần chơi mạng của Far Cry 5 (bao gồm cả phần chơi đồng đội lẫn phần chơi đối kháng giữa các người chơi với nhau), để người chơi có thể phân biệt lẫn nhau bằng ngoại hình.


Vậy nhưng, vấn đề là, trong phần chơi đơn – linh hồn của Far Cry 5, các nhà làm game đã quên mất một việc mà đáng ra họ rất cần làm, đó là thổi hồn cho nhân vật chính.Từ đầu đến cuối, nhân vật chính của bạn chẳng hề mở miệng lấy một lời nào, không hề tỏ bày một cảm xúc nào. Đó là một sự lãng phí thật khủng khiếp và là một điều bất hợp lý quá khiên cưỡng.

Gọi đó là một sự lãng phí là bởi, một nhân vật chính “vô hồn” theo đúng nghĩa đen của từ này đã lấy đi cơ hội của các nhà làm game để xây dựng nên những tình huống đắt giá hơn, giàu cảm xúc hơn trong mạch truyện của Far Cry 5, tại những thời điểm mà lẽ ra nhân vật chính cần cho thấy những ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài cũng như bên trong đã tác động đến anh ta / chị ta như thế nào.

Còn gọi đó là một điều bất hợp lý là bởi, trong vai trò người có tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất đến thế giới game, theo một lẽ tự nhiên, nhân vật chính đáng ra cũng phải chịu những tác động ngược lại của thế giới đó mà cụ thể nhất chính là hệ quả từ những hành động của bản thân nhân vật đó.

Rốt cuộc, sự im lặng tuyệt đối của nhân vật chính trong Far Cry 5 khiến người chơi khó lòng, thậm chí là không thể cảm thấy đó là một hiện thân của chính nghĩa như đáng ra phải thế. Một tay chạy việc chuyên nghiệp? Một cỗ máy giết chóc vô hồn? Một anh hùng như đồng minh ca tụng? Không như trong các phiên bản Far Cry 3, Far Cry 4 trước đây, nhân vật chính của Far Cry 5 có thể là bất kỳ ai, ngoại trừ một con người.

Nhân vật chính của Far Cry 5 có thể là bất kỳ ai, ngoại trừ một con người

Ở phe đối lập, các nhân vật phản diện của Far Cry 5 cũng chẳng khá hơn dù chúng… nói nhiều, nói rất nhiều. Điểm chung của các nhân vật phản diện này là quá khứ đau thương cùng cái nhìn lệch lạc đối với những lệch lạc của xã hội hiện đại, cũng như khả năng khiến người chơi… chán nản vì sự nhàm chán của chúng.


Xây dựng một nhân vật chính diện hấp dẫn đã khó, nhưng xây dựng một nhân vật phản diện đáng nhớ còn khó hơn gấp bội và với Far Cry 5, các nhà làm game đã không thành công chút nào trong việc tạo lập tuyến nhân vật phản diện vì nhiều lý do.

Thứ nhất, thời lượng tiếp xúc giữa nhân vật chính (người chơi) với các nhân vật phản diện là quá ít ỏi, hầu như chỉ thông qua các đoạn cắt cảnh tương đối ngắn.


Thứ hai, “cố quá thành quá cố”, những “nỗ lực” chứng minh bản thân là… kẻ xấu thông qua các hành động, lời nói của các nhân vật phản diện đều không gây được ấn tượng cần thiết đối với người chơi. Xuyên suốt game, người chơi khó mà cảm nhận được sự đáng ghét của những nhân vật đáng ra cần phải bị ghét này, mà thay vào đó là sự… nực cười trước những màn diễn xuất đậm chất… kịch nghệ của các nhân vật này.

Và thứ ba, lối dẫn truyện của Far Cry 5 quả thực khiến người ta phải lắc đầu. Tại mỗi khu vực trong ba khu vực cấu thành thế giới của game, mỗi khi bạn thu thập đủ một lượng điểm RP nhất định, bạn sẽ bị phe tà giáo… tóm cổ theo một kịch bản được định sẵn mà bạn không thể tránh né, để rồi bị lôi đến trước mặt tên trùm cai quản khu vực đó, nghe hắn “thuyết giáo” trước khi tìm cách thoát thân. Chính điều này đã khiến những lần giáp mặt giữa nhân vật chính với các ác nhân trong game càng thêm kém ấn tượng, nếu không muốn nói là “phản cảm” đối với những ai khó tính.

Những yếu tố nêu trên đã hợp sức với nhau để mang đến cho Far Cry 5 một cốt truyện tồn tại gần như… cho có. Đáng nói là, câu chuyện không lấy gì làm đáng nhớ đã được khép lại một cách rất tồi với một cái kết đủ khiến bất kỳ ai cũng muốn… lật bàn!

Nhìn chung, nếu phải chỉ ra một điểm sáng trong dàn nhân vật cũng như cốt truyện của Far Cry 5, thì đó chỉ có thể là các nhân vật phụ đóng vai đồng minh của người chơi với những cá tính riêng đủ sức để lại trong lòng bạn những ấn tượng nhất định.

Nguồn: vietgame.asia

Wednesday, January 24, 2018

Hướng dẫn săn đồ Legendary trong Middle-earth: Shadow of War

Trang bị Legendary là những thứ mạnh và đáng mơ ước nhất trong thế giới Middle-earth: Shadow of War, nhưng liệu bạn đã biết hết về chúng chưa?


 Đầu tiên, khác với các trang bị độ hiếm Rare và Epic, trang bị Legendary trong Middle-earth: Shadow of War không có cấp độ cố định, chúng được chia làm 3 mốc là 20 – 40 – 60 tương ứng theo cấp độ của người chơi. Cũng giống như các trang bị Rare và Epic, vũ khí Legendary có các nhiệm vụ riêng của chúng  để nâng cấp sức mạnh. Điểm khác biệt ở đây là nếu Rare và Epic chỉ có một nhiệm vụ, thì Legendary có tới 3, đồng nghĩa là các bonus cộng thêm sẽ nhiều hơn và mạnh hơn.


Do các nhiệm vụ nâng cấp vũ khí Legendary tính theo cấp độ của Talion và phải đi theo cốt truyện Middle-earth: Shadow of War, nên bạn không phải lo lắng về các sức mạnh của các vũ khí này. Một trang bị Legendary có thể sử dụng từ đầu tới cuối vì cứ mỗi lần làm xong nhiệm vụ >> nâng cấp lên là nó sẽ tự động tăng chỉ số luôn. Điểm yếu là do các mốc được tính thành 3 giai đoạn (20 – 40 – 60), nên khi Talion có cấp độ nằm ở giữa khoảng này (30 – 50) thì trang bị Legendary lại không mạnh bằng Epic và phải.

Các bonus của trang bị Legendary

Điểm bá đạo thực sự của trang bị Legendary trong Middle-earth: Shadow of War là khi tập hợp đủ một bộ, chúng sẽ cho các bonus cộng thêm dựa theo số mảnh thu thập được. Đây là điều khiến trang bị Legendary trở nên đặc biệt, vì chỉ duy nhất chúng là có các bonus này và mỗi bộ sẽ cho 2 chỉ số khác nhau tùy thuộc phong cách của bạn.

Tổng cộng có 9 bộ trang bị Legendary, trong đó 2 bộ Vendetta và Bright Lord là độc nhất vô nhị khi phải làm các nhiệm vụ đặc biệt để lấy, còn 7 bộ còn lại bạn có thể đánh đám đội trưởng có dòng chữ Legendary phía sau tên để lấy. Trong quá trình chơi hẳn bạn cũng biết đám Orc trong game được chia làm các bộ lạc khác nhau, phân biệt bằng cụm từ ở trong biệt hiệu của chúng, thí dụ như: Feral Berserker, Marauder Assassin hay Machine Slayer…

Mỗi con Orc Legendary của từng bộ tộc sẽ rơi ra một trang bị Legendary ngẫu nhiên của bộ tương ứng (có thể trùng nhau), đây là cách mà bạn phân biệt và đi săn bọn chúng cho dễ hơn.

Con Orc này sẽ rơi ra 1 món Legendary của bộ Mystic

Mỗi bộ trang bị Legendary hoàn chỉnh phải bao gồm đầy đủ 6 món là: Kiếm, Dao găm, Cung, Áo giáp, Áo choàng và Vòng tay, nhưng để kích hoạt bonus cộng thêm thì bạn chỉ cần mặc 2 hoặc 4 mảnh là đủ.

Sau đây là danh sách 9 bộ trang bị Legendary trong Middle-earth: Shadow of War và cách để lấy chúng:


Bright Lord Legendary set


Bộ Bright Lord là một trong 2 set Legendary trong Middle-earth: Shadow of War phải làm nhiệm vụ ẩn để lấy, ở mỗi vùng đất sẽ có một cánh cửa bí mật của người Elf có tên gọi Ithildin, bạn phải thu thập đủ 6 ký tự từ ngôn ngữ Elf cổ xưa nằm rải rác trên bản đồ để mở khóa nó. Mỗi cánh cửa Ithildin chứa 1 món trong bộ trang bị Bright Lord Legendary, đây là một trong 2 bộ Legendary không rơi ra khi đánh bọn đội trưởng Orc.

Bonus khi có 2 mảnh: Wraith tăng nhanh hơn 50%, bù lại thời gian tác dụng của Elven Rage sẽ giảm đi 50%.

Bonus khi có 4 mảnh: Hồi lại toàn bộ số mũi tên Elf-shot bạn đang có khi hạ gục kẻ địch trong thời gian Elven Rage.

Các cánh cửa Ithildin

Vendetta Legendary set


Để sở hữu bộ trang bị này, bạn sẽ phải làm các nhiệm vụ Online Vendetta xuất hiện ngẫu nhiên theo thời gian, các nhiệm vụ Online Vendetta sẽ cho chắc chắn một Lootbox đi kèm, và đôi khi hiện ra các yêu cầu phụ cần hoàn thành để lấy trang bị của Vendetta Legendary set.

Để thực hiện nhiệm vụ này trong Middle-earth: Shadow of War, bạn bắt buộc phải đang online, cũng giống như bộ Bright Lord Legendary, Vendetta Legendary set không thể lấy được từ đám đội trưởng Orc.

Bonus khi có 2 mảnh: Bạn có thể sử dụng các kỹ năng yêu cầu Might (Execution, Elven Light…) kể cả khi thanh Might chưa đầy, bù lại Talion sẽ phải hi sinh 40% máu.

Bonus khi có 4 mảnh: Bạn vẫn có thể bắn tên hoặc dùng các kỹ năng yêu cầu đạn mà không cần Elf-shot, bù lại Talion sẽ phải hi sinh 25% máu.

Các bộ trang phục Legendary tiếp theo đều có thể kiếm được từ đám đội trưởng Orc có dòng chữ Legendary.


Mystic Legendary set


Bonus khi có 2 mảnh: Đám Orc bị thu phục được giảm 50% sát thương nhận vào khi đánh nhau.

Bonus khi có 4 mảnh: Đám Orc bị thu phục giờ sẽ có các vũ khí với bùa độc Cursed.

Feral Legendary set



Bonus khi có 2 mảnh: Triệu hồi ra một con Graugs đã thuần hóa.

Bonus khi có 4 mảnh: Triệu hồi ra một con rồng (Drake) đã thuần hóa.

Terror Legendary set


Bonus khi có 2 mảnh: Kỹ năng ném dao sẽ ngay lập tức hạ gục đám lính Orc đang bỏ chạy.

Bonus khi có 4 mảnh: Hồi lại 100 máu cho Talion khi tiêu diệt các kẻ địch đang bỏ chạy.

Warmonger Legendary set


Bonus khi có 2 mảnh: Tiêu diệt 1 kẻ địch đang bị cháy sẽ hồi cho Talion 50 máu.

Bonus khi có 4 mảnh: Khi bị cháy, Talion sẽ phát nổ, gây sát thương rất lớn ra tất cả các kẻ địch xung quanh.

Dark Legendary set



Bonus khi có 2 mảnh: Khi sát thương kẻ địch bằng độc (poison), Talion được hồi 1 Might.

Bonus khi có 4 mảnh: Tất cả các đòn tấn công có 15% gây độc hoặc phát nổ lên đám lính thường.

Marauder Legendary set


Bonus khi có 2 mảnh: Khi nhặt các đồng tiền Mirian, Talion sẽ được tăng 2% sát thương trong 20 giây, có thể cộng dồn.

Bonus khi có 4 mảnh: Nhặt các đồng tiền Mirian sẽ hồi lại cho Talion 2 máu.

Machine Legendary set


Bonus khi có 2 mảnh: Triệu hồi được nhiều cận vệ hơn nữa.

Bonus khi có 4 mảnh: Elven Light sẽ phát nổ và gây sát thương lớn hơn cho những kẻ địch xung quanh.

Như các bạn cũng thấy để kiếm đủ bộ 6 món trang bị của một bộ Legendary là một quá trình cực kỳ khó khăn, nếu ai có điều kiện thì có thể thử vận may với cái Lootbox mua bằng tiền thật – mỗi Lootbox như vậy sẽ chắc chắn cho bạn 1 món Legendary ngẫu nhiên.

Một điều lưu ý nữa là bạn không nhất thiết phải mặc đủ cả bộ, vì chỉ cần 2 hoặc 4 món là đã có thể kích hoạt bonus rồi. Với 6 món trang bị mặc trên người, Talion có thể sở hữu 2 hoặc 3 bonus tùy theo sở thích của bạn, hãy tiếp tục “cày cuốc” và trải nghiệm thế giới Middle-earth: Shadow of War nhé.

Nguồn: motgame.vn

Monday, January 22, 2018

Cốt truyện Middle-earth: Shadow of War: Báo thù và chuộc tội

Tiếp nối các sự kiện trong phần một, cốt truyện Middle-earth: Shadow of War kết lại cuộc hành trình dài đầy bất hạnh của Talion.


 Sau khi đạt được những thành công vang dội của Middle-earth: Shadow of Mordor, phần tiếp theo của seri lấy đề tài Chúa nhẫn cũng đã ra mắt vào đầu tháng 10 vừa rồi và nhận được rất nhiều phản hồi tích cực. Middle-earth: Shadow of War tiếp tục theo chân cặp đôi Talion và Celebrimbor trong hành trình báo thù cùng chuộc tội, cốt truyện của Middle-earth: Shadow of War vẫn bám khá sát thế giới nguyên tác của Chúa nhẫn, cũng như thêm thắt vào nhiều chi tiết ngoài luồng khá hợp lý.

Middle-earth: Shadow of War cũng là phần kết cuộc hành trình của Talion, khi anh ta cuối cùng đã tìm thấy sự giải thoát sau tất cả.


Lưu ý: Bài này spoil sạch sẽ cốt truyện Middle-earth: Shadow of War, nếu ai chưa chơi game hoặc muốn tự mình trải nghiệm thì không nên đọc.

Cốt truyện Middle-earth: Shadow of War tiếp nối ngay sau các sự kiện ở Shadow of Mordor, sau khi hạ được những tên tay sai của Sauron là thủ phạm sát hại gia đình mình, Talion và Celebrimbor đã đi tới một quyết định lớn lao hơn khi muốn rèn lại một chiếc nhẫn mới, có sức mạnh sánh ngang với Nhẫn chúa để lật đổ Sauron một lần và mãi mãi.

Ban đầu Celebrimbor không ủng hộ kế hoạch này, nhưng sự cương quyết của Talion đã thuyết phục được ông ta và cả hai cùng lên đỉnh núi lửa Mt. Doom để bắt đầu việc rèn Nhẫn. Mọi việc tiến hành khá thuận lợi khi Celebrimbor đã tạo ra một chiếc nhẫn Chúa thứ hai có sức mạnh gần ngang ngửa với cái mà Sauron đang đeo, nhưng ngay sau khi quá trình này hoàn tất, Celebrimbor đã bị sức mạnh của chiếc Nhẫn Chúa mới đánh văng khỏi cơ thể Talion. Ông ta sau đó bị Shelob – con nhện chúa cuối cùng của thế giới bắt đi mất, khiến Talion buộc lòng phải đuổi theo để cứu bạn mình.

Celebrimbor và Talion rèn chiếc Nhẫn chúa mới

Shelob là hậu duệ của Ungoliant – con nhện khổng lồ từng tồn tại ở thời đại thứ nhất và là con quái vật có khả năng nuốt chửng ánh sáng trên toàn thế giới. Trong cốt truyện Middle-earth: Shadow of War thì Shelob có nhân dạng là một người phụ nữ trưởng thành với mái tóc đen quyến rũ, cũng có một mối hận thù rất lớn với Sauron. Khi Talion đuổi đến nơi thì thấy Celebrimbor đang bị bà ta bắt giữ. Shelob đưa ra điều kiện đổi chiếc Nhẫn Chúa vừa rèn được để đổi lại tự do cho Celebrimbor, Talion buộc phải chấp nhận vì nếu không có Celebrimbor thì bản thân cũng không thể tồn tại được vì anh ta vốn đã là người chết.

Sau khi sở hữu chiếc Nhẫn chúa, Shelob có khả năng nhìn thấy tương lai, bà ta sau đó chia sẻ nó với Talion và nói với anh ta về một thành trì còn sót lại ở Mordor, phòng tuyến cuối cùng của con người trước đội quân Orc – thành phố Minas Ithil. Quân đội Sauron đang điên cuồng tấn công thành phố này để chiếm lấy Palantir, quả cầu phép thuật giúp người dùng có thể nhìn thấy những gì mả bản thân đang mong muốn. Cả Sauron lẫn Celebrimbor đều muốn sở hữu Palantir, do đó Talion quyết định đi tới Minas Ithil.

Shelob trong cốt truyện Middle-earth: Shadow of War

Khi đi đến Minas Ithil, Talion nhận ra nơi này đã là một thành phố đổ nát đang bị bọn Orc tàn phá, việc nó thất thủ chỉ là vấn đề thời gian. Celebrimbor không muốn bỏ công vào việc cứu lấy thành phố, và coi sự hi sinh của những người lính Gondor tại đây là điều hiển nhiên sẽ phải xảy ra, nhưng Talion lại không nghĩ như vậy, anh ta không muốn thảm kịch của mình tại tiền đồn ở Black Gate tái hiện thêm lần nữa, do đó Talion quyết định giúp sức chống lại bọn Orc đang tấn công Minas Ithil.

Khi tiến vào thành phố, Talion đã gặp mặt Idril – một nữ chiến binh Gondor trẻ tuổi và là con gái của người đứng đầu lực lượng phòng thủ tại Minas Ithil tướng quân Castamir, và sĩ quan Baranor. Trong quá trình chiến đấu với bọn Orc ở thành phố, Talion nhận ra có những dấu hiệu bất thường tại đây, cũng như việc đám Nazgul dẫn đầu bởi Witch-King cũng có mặt để tìm kiếm Palantir.

Thành phố Minas Ithil trong cốt truyện Middle-earth: Shadow of War

Trong trận đánh cuối cùng tử thủ thành phố, Talion cùng Idril và Baranor đã phải rút vào bên trong, họ biết được rằng tướng Castamir đã phản bội tất cả khi bí mật tuồn thông tin cho bọn Orc để chúng tràn vào Minas Ithil, cũng như giao ra Palantir cho Witch-King để đổi lấy sự an toàn cho con gái mình – Idril. Tuy vậy tướng quân Castamir vẫn bị Witch-King giết chết, Minas Ithil thất thủ và biến thành tiền đồn chính của quân đội Sauron có tên là Minas Morgul.

Talion lúc này phải chiến đấu cùng các Nazgul đi cùng Witch-King, do là các linh bị trói buộc bởi các chiếc nhẫn sức mạnh nên anh chỉ có thể khiến chúng tan biến đi một lúc. Khi đuổi theo Witch-King ra ngoài thành phố, Talion đã bị sức mạnh từ chiếc nhẫn trên tay hắn ta khống chế. Trong khoảnh khắc khi Talion sắp bị Witch-King biến thành tay sai, một cô gái bí ẩn đã nhảy ra chém đứt tay Witch-King đồng thời “giết chết” Talion để giải cứu anh. Do thể xác của Talion trói buộc với linh hồn của Celebrimbor nên anh có thể “chết đi sống lại” vĩnh viễn, chừng nào Celebrimbor vẫn còn trú ngụ bên trong.

Talion bị Witch-King khống chế

Tuy bị sổng mất Talion, nhưng Witch-King và đám Nazgul vẫn thu hoạch được quả cầu Palantir. Sauron nhờ nó mà biết được vị trí của chiếc Nhẫn chúa mới, cũng như người đang đeo nó là chúa nhện Shelob, Chúa tể bóng tối quyết định sai số Nazgul còn lại đến để mang nó về. Trong khi đó Talion cũng tỉnh lại và biết được người vừa cứu mình là Eltariel – một sát thủ người Elf làm việc cho Nữ hoàng Galadriel.

Nữ sát thủ Eltariel
Eltariel sỡ hữu một bảo vật là tấm khiên được Galadriel phù phép có thể bảo vệ cô khỏi những đòn tấn công từ Nazgul. Trong cốt truyện Middle-earth: Shadow of War thì nhiệm vụ của Eltariel là săn lùng và tiêu diệt những sinh vật đã bị các chiếc nhẫn quyền lực tha hóa. Khi Talion và Celebrimbor rèn chiếc Nhẫn chúa mới đã thu hút sự chú ý của Eltariel, và cô đến vừa kịp lúc để cứu Talion khỏi tay Witch-King.

Nữ hoàng Galadriel
Cốt truyện Middle-earth: Shadow of War không nói nhiều lắm về nữ hoàng Galadriel, hầu hết chỉ miêu tả sơ về bà là nữ hoàng của người Elf và là người sở hữu Nenya – một trong 3 chiếc nhẫn quyền lực mà Celebrimbor rèn riêng cho tộc người của mình. Nữ hoàng Galadriel sống ở thời kỳ thứ nhất, trước cả khi Celebrimbor sinh ra, bà được miêu tả là một trong những người thuộc tộc Elf đẹp đẽ và quyền năng nhất còn tồn tại.

Đáng tiếc là vai trò của nữ hoàng Galadriel không được miêu tả nhiều lắm trong cả 2 phần của game, bà chỉ xuất hiện thoáng qua trong đoạn mở đầu của DLC The Bright Lord. Ở cốt truyện Middle-earth: Shadow of War thì Galadriel là người cử Eltariel đi ngăn chặn các ma nhẫn Nazgul, Celebrimbor cũng dành một sự tôn trọng lớn cho Galadriel, ngoài ra thì game không nói thêm gì về bà.

Biết được Sauron sẽ dùng quả cầu Palantir để tìm tới chiếc Nhẫn chúa, Eltariel và Talion lập tức chạy đến chỗ Shelob. Hai người đến vừa kịp lúc khi giải cứu Shelob khỏi lũ Nazgul, Shelob cởi bỏ chiếc nhẫn giao lại cho Talion và cho thấy một viễn cảnh trong tương lai và nói rằng vận mệnh của thế giới sẽ nằm trong tay anh ta. Sau đó Eltariel chia tay Talion và Celebrimbor với lời đe dọa cô ta là người săn đuổi những ai bị tha hóa bởi những chiếc nhẫn quyền lực, và hi vọng sẽ không có ngày họ phải chiến đấu nhau.

Có lại chiếc nhẫn chúa, Celebrimbor nhận ra rằng họ không thể chiến đấu một mình được, cả hai cần có quân đội của riêng mình để chống lại Sauron. Do đó ông ta đã đề nghị Talion chiếm lấy các pháo đài xung quanh Mordor để tích trữ lực lượng, tổng cộng là 4 vùng đất: Cirith Ungol, Seregost, Gorgoroth và Nurnen. Sử dụng sức mạnh của chiếc nhẫn chúa, Talion đã thu phục đám Orc tại đây để khiến chúng nghe lệnh mình, anh ta xây dựng nên một lực lượng hùng mạnh đủ sức để đối chọi lại với Sauron.

Talion sử dụng sức mạnh chiếc Nhẫn chúa để thu phục đám Orc

Trong quá trình tấn công các pháo đài trên lãnh thổ Mordor, Talion còn đụng độ nhiều lần với các Nazgul và biết được quá khứ của bọn chúng là những vị vua của loài người bị tha hóa bởi những chiếc nhẫn quyền lực. Các Nazgul là bất tử, không thể bị tiêu diệt chừng nào chiếc nhẫn chúa của Sauron còn tồn tại. Do đó mặc dù Eltariel luôn đi săn lùng chúng nhưng hoàn toàn không có kết quả, về sau khi đội quân Orc của Talion và Celebrimbor đã đủ sức mạnh để chống lại Sauron, cô ta đã đồng ý giúp một tay để chấm dứt nhiệm vụ không thể hoàn thành này của mình.

Talion và Celebrimbor chỉ huy đám Orc tấn công Sauron

Sau khi tập hợp đủ quân đội từ các pháo đài trên lãnh thổ Mordor, Talion và Celebrimbor quyết định tấn công thẳng vào thủ phủ của Sauron tại Barad-dur. Một trận chiến lớn đã nổ ra, lần này Talion có cơ hội đấu tay đôi với Isildur – một Nazgul từng là vua của Gondor. Nhờ chiếc nhẫn chúa, Talion có cơ hội lần mò vào trong ký ức của Isildur và biết được những gì mà vị vua này từng phải chịu đựng khi còn sống, cũng như mối trói buộc vĩnh viễn không thể siêu thoát.

Thương hại cho số phận của Isildur, Talion đã đâm mũi kiếm của mình xuyên qua người vị vua bất hạnh này và giải phóng cho ông ta. Điều này khiến Celebrimbor không hài lòng, vì Isildur có thể sẽ là một tay sai hữu dụng khi tấn công vào thành trì của Sauron. Talion nhận ra là lòng thù hận của Celebrimbor với Sauron là quá lớn, đến mức ông ta sẵn sàng đánh đổi tất cả mọi thứ để đạt được mục đích, như vậy thì không khác gì Sauron cả.

Mục đích của Celebrimbor là đánh bại Sauron, sau đó dùng sức mạnh của chiếc nhẫn chúa để giam cầm Chúa tể bóng tối và điều khiển đội quân của hắn. Trong cốt truyện của Middle-earth: Shadow of War, về bản chất thì Sauron không thể bị tiêu diệt, hắn sẽ trở lại dưới một hình hài khác theo thời gian. Do đó Celebrimbor muốn duy trì trật tự tại Mordor theo cách riêng của ông ta, nhưng Talion không đồng ý điều này, vì anh không muốn thay thế một Dark Lord bằng một Bright Lord.

Talion khi giải thoát Isildur

Bất đồng ý kiến này khiến hai người không còn có thể chia xẻ thân xác với nhau, Celebrimbor đề nghị Eltariel tiếp tục nhiệm vụ của Talion và được cô ta đồng ý. Eltariel đeo chiếc Nhẫn chúa vào tay và tiếp nhận linh hồn của Celebrimbor, mất đi mối liên kết với Celebrimbor, Talion ngay lập tức nhận lại toàn bộ vết thương của anh từ khi bị sát hại ở phần một và từ từ chết đi.

Trong cơn hấp hối, Talion nhìn thấy lời nhắn từ Shelob, bà ta cho anh thấy tương lai khi Celebrimbor đánh bại Sauron và chỉ huy đội quân Orc đi chinh phục toàn bộ thế giới. Shelob nói rằng Talion phải tiếp tục chiến đấu với vận mệnh của mình, cũng như bảo vệ loài người khỏi bóng tối. Talion dùng chút sức tàn còn lại nhặt lấy chiếc nhẫn của Isildur và đeo lên tay, mượn lấy sức mạnh của nó để sống lại.

Talion biến thành Nazgul
Với sức mạnh từ chiếc nhẫn Isildur, Talion biến đổi bản thân trở thành một Nazgul, nhưng lý trí của anh vẫn không bị sự kiểm soát của Sauron. Talion quay trở về thành phố Minas Morgul, đánh bại các Nazgul còn lại và cả chính Witch-King, biến nơi đây trở thành pháo đài chính của mình trong kế hoạch ngăn chặn quân đội Orc tràn vào thế giới loài người.


Nhờ quả cầu Palantir, Talion thấy được cảnh tượng Eltariel và Celebrimbor leo lên đỉnh pháo đài Barad-dur và chiến đấu với Sauron. Với việc có sức mạnh từ chiếc Nhẫn chúa mới, Eltariel và Celebrimbor có thể chiến đấu áp đảo Sauron. Nhưng vào giây phút cuối Sauron đã kịp chém đứt ngón tay đeo nhẫn của Eltariel, khiến cô ta không thể điều khiển được hắn. Linh hồn của Celebrimbor và Sauron do đó bị giam cầm cùng nhau, liên tục tìm cách tiêu diệt đối phương suốt thời gian tiếp theo.

Sauron khi bị Celebrimbor nhập vào

Hàng thập kỷ sau đó theo cốt truyện Middle-earth: Shadow of War, Talion dùng sức mạnh từ chiếc nhẫn của mình để ngăn chặn đội quân Orc tràn vào thế giới loài người. Về sau khi tâm trí anh ta bị thao túng bởi chiếc nhẫn, Witch-King đã quay trở lại và biến Talion thành một Nazgul phục vụ cho Chúa tể bóng tối.

Chỉ đến khi chiến Nhẫn chúa bị phá hủy (theo đúng cốt truyện nguyên gốc của Chúa tể những chiếc nhẫn), Talion mới được giải thoát. Ở phân đoạn cuối chúng ta sẽ thấy anh ta bước trên một cách đồng rộng lớn, từ từ cởi bỏ áo giáp và vũ khí rồi tiến về phía mặt trời, có lẽ đây là kiếp sau hoặc thiên đường tùy theo cốt truyện Middle-earth: Shadow of War diễn giải.

Đoạn kết của Talion

Trên đây là toàn bộ diễn biến của cốt truyện Middle-earth: Shadow of War, thực ra vẫn còn khá nhiều uẩn khúc như số phận của những người lính Gondor sau khi Minas Ithil thất thủ, hoặc Eltariel sau khi chiến đấu với Sauron. Nhà sản xuất của Middle-earth: Shadow of War – Monolith cũng đã có dự định tung ra các DLC trong thời gian tới để giải thích các tình tiết này, nhưng dù sao thì cuộc hành trình của riêng Talion trong thế giới Middle-earth tới đây đã là kết thúc, khá hợp lý cho một tựa game dựa theo câu chuyện Chúa tể những chiếc nhẫn.

Để thoải mái chu du trong thế giới của Lord of the ring, các bạn có thể xem hướng dẫn săn đồ Legendary trong Middle-earth: Shadow of War.
Nguồn: motgame

Thursday, January 11, 2018

Đánh giá Horizon Zero Dawn: The Frozen Wilds

Horizon Zero Dawn – một trong những cái tên “bom tấn” đầu năm 2017, đánh dấu sự trở lại đáng khen của hãng Guerrilla Games khi mang tới một cuộc phiêu lưu kì thú, vượt ra ngoài khuôn khổ của chính hãng. Mạnh dạn từ bỏ dòng game bắn súng góc nhìn thứ nhất với Killzone, hãng đã thực sự với tới được điều mà họ mong muốn thực hiện bấy lâu nay.


Bẵng đi một thời gian… không ngắn lắm, tại kì E3 2017, Horizon Zero Dawn trở lại với nền tuyết trắng đầy hoang dã, tiếng kêu gào khủng khiếp của Thunderjaw làm rộn ràng con tim của những người hâm mộ, trong đó có người viết. Phiên bản mở rộng ấy mang một cái tên cũng khá mĩ miều – “Horizon Zero Dawn: The Frozen Wilds”, và đáng mừng hơn khi trò chơi được công bố ra mắt vào khoảng cuối năm 2017.


Và rồi ngày ấy cũng tới, thỏa mãn quãng thời gian chờ đợi giây phút để cùng Aloy một lần nữa trở lại thế giới của Horizon Zero Dawn. Thế nhưng liệu rằng, chuyến hành trình này có thật sự xứng đáng với sự chờ đợi của người hâm mộ? Hay chỉ là một phiên bản mở rộng hời hợt để người chơi giết thời gian trong dịp mùa đông này?

The Frozen Wilds - CUỘC HÀNH TRÌNH BĂNG GIÁ ĐẦY QUYẾN RŨ!


… và tên thương gia kể lại rằng: “Vùng đất nơi bộ lạc Banuk đang sinh sống mang tên The Cut – nơi ẩn chứa những giống loài robot mới mà chúng ta chưa từng gặp phải. Tại đó, những ai đã dám dân thần vào sẽ không bao giờ trở về…” Và cũng không mấy ngạc nhiên khi chính điều này đã thôi thúc nàng Aloy cùng người chơi nhanh chóng “dịch chuyển nhanh” tới vùng tuyết lạnh giá phía Đông Bắc của tấm bản đồ.



Chính cuộc chạm trán đầu tiên với giống loài robot mới Scorcher – mang thân hình to lớn, dũng mãnh của loài báo và mèo rừng – diễn tiến việc con quái vật nhanh chóng nuốt chửng gần hết thanh máu “tội nghiệp” của nàng Aloy, đã khiến người viết biết rằng đây chính là hồi chuông báo thức mạnh mẽ: Horizon Zero Dawn: The Frozen Wilds sẽ là một cuộc hành trình cam go, đầy gay gắt và tiềm ẩn những bí mật đằng sau lớp băng tuyết đầy quyến rũ lạnh giá!

Cốt truyện Horizon Zero Dawn: The Frozen Wilds kì này mang tới không ít bất ngờ nhỏ cho người chơi, vì nó không chỉ dừng lại ở mức độ làm phong phú thêm cho thế giới của trò chơi nói chung, mà còn tự tạo nên một câu chuyện “cổ tích” phức tạp tại xứ Banuk đầy riêng biệt mà vẫn hòa hợp với bổi cảnh chung, dành tặng nhiều câu hỏi một cách đầy gợi mở, ấn tượng để rọi đường cho phiên bản kế tiếp của dòng game.

Câu chuyện tại vùng The Cut cùng lối sống của bộ tộc này khá thú vị khi luôn đề cao sự “sống còn” và một lòng một dạ cho tới lúc chết, thì đâu đó lại tồn tại một lời kêu gọi cô đơn cho những chiến binh đang chinh chiến ngoài kia, như một sự thức tỉnh trong tim họ rằng: để sống còn, họ không thể đơn độc, và cuộc sống không thể thiếu đi tình bạn, tình yêu và cả tình gia đình.

Chúng đều thể hiện một cách rõ ràng trong hầu hết tất cả các nhiệm vụ của người chơi. Miệng của các nhân vật thì luôn buông câu “Tao không cần mày!” nhưng các tuyến nhiệm vụ chính thì có lẽ hết 90% là Aloy không bao giờ đi một mình, mà luôn có ít nhất một người đồng hành bên cạnh. Thoáng nghĩ, liệu đây có phải là một sự “nhá hàng” nhỏ rằng trong phiên bản tiếp theo, Aloy sẽ có một nhân vật đồng hành thật sự?



Câu chuyện của riêng Horizon Zero Dawn: The Frozen Wilds rất đa chiều: thú vị có, hài hước và ngặt nghẽo có, tình cảm và ngọt ngào cũng có, thậm chí đôi khi cũng không hề kém sắc buồn. Điều này được thể hiện có phần nhỉnh hơn cốt truyện chính trong phiên bản gốc, khi không chỉ xét riêng về mặt tỏa sáng của các nhân vật chính lẫn phụ, mà còn nằm ở tổng thể sự lèo lái trong cảm xúc được dẫn dắt tốt hơn, có phần góc cạnh hơn nhưng vẫn tràn đầy niềm tin ở cuối cuộc hành trình.

Đặc biệt, Horizon Zero Dawn: The Frozen Wilds đã thực sự vượt qua game tiền nhiệm khi mang tới những câu chuyện thú vị và ý nghĩa cho cả nhiệm vụ phụ, với nhiều tầng lớp sắp đặt chặt chẽ, hợp lý và tự nhiên. Ví như khi được nhận nhiệm vụ phụ để tìm hiểu về vụ việc “đột nhiên” có lũ tràn làm ngập khu hầm của một NPC nào đó, Aloy lần theo dòng lũ cuốn mạnh sẽ tới được khu nhà máy bỏ hoang và gặp phải một tình huống trớ trêu, thế là ta lại có thêm một nhiệm vụ phụ được lồng ghép trong một nhiệm vụ phụ khác, trực tiếp giải thích vì sao lại có biến cố ấy, khiến người viết phải mỉm cười nhẹ hệt như nàng Aloy trong cái kết của nhiệm phụ “nhỏ mà không nhỏ” ấy.

Lối thiết kế nhiệm vụ này đã được thực hiện một cách tài tình trong một tựa game nhập vai hoành tráng khác – The Witcher 3: Wild Hunt. Điều đó thể hiện được rằng Horizon Zero Dawn: The Frozen Wilds không chỉ là một sản phẩm làm ra để chiều lòng người hâm mộ, mà là bằng chứng cho thấy hãng Guerrilla Games đã thành công trong việc học tập từ những tựa game khác, để mang tới những giờ phút trải nghiệm đầy đặc sắc đến từ nội dung của trò chơi.


Thậm chí, cảm giác ấn tượng khi lần đầu được leo lên lưng con Tallneck để mở khóa bản đồ ở phiên bản gốc cũng trở nên “thơ mộng”, mới lạ và kì thú hơn bao giờ hết trong Horizon Zero Dawn: The Frozen Wilds. Việc thu nhập các món “Collectibles” (vật phẩm sưu tầm) là các bức tượng thú (animal figurines) và các loại sắc tố (pigments) khác nhau cũng trở nên thú vị và ý nghĩa hơn, khi chúng không chỉ dừng lại ở mức trao đổi với thương gia để nhận đồ chất lượng tốt, mà còn cung cấp những thông tin bổ ích và những câu chuyện cổ xung quanh bối cảnh mà Horizon Zero Dawn: The Frozen Wilds mang lại.

Nếu cần phải cằn nhằn về điểm gì đó trong bản mở rộng này, thì chắc chắn nó nằm ở việc không có lựa chọn trong hội thoại để thay đổi chiều hướng tuyến cốt truyện chính và phụ như từng có ở bản gốc – dù chỉ là ở mức sơ khai, chưa được khai thác sâu. Bởi vì sẽ có những giây phút quan trọng trong các nhiệm vụ mà người viết nghĩ “nếu như…”, và phải chi Guerrilla Games cố gắng bức phá Horizon Zero Dawn: The Frozen Wilds hơn nữa, thì có lẽ cách giải quyết và vấn đề ở cuối mỗi nhiệm vụ sẽ đa dạng, đa chiều và thú vị hơn nếu cho phép người chơi giải quyết theo hướng mà mình muốn, hơn là theo mạch truyện được định sẵn.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà Horizon Zero Dawn: The Frozen Wilds mất đi chiều sâu, vì thật sự bản mở rộng làm tốt hơn những gì mà người viết có thể mường tượng khi chu du trong miền đất The Cut. Chỉ là có đôi chút luyến tiếc mà thôi, mà có lẽ nhờ vào việc đặt nặng sự tuyến tính trong tình huống cốt truyện nên câu chuyện trong bản mở rộng này cũng phần nào mang tính “cá nhân” hơn, có một chút u sầu và đậm chất riêng hơn, khi mà chính Horizon Zero Dawn: The Frozen Wilds sẽ là người kể chuyện cho người chơi nghe về một vùng đất lạnh giá, hiu quạnh nhưng vẫn đầy ấm áp và có giá trị nhân văn cao.


Và để lột tả được câu chuyện dưới tầng lớp tuyết, các họa sĩ tài ba của Guerrilla Games lại một lần nữa mang tới sự thần kì cho bộ cánh vốn đã rất đẹp ở phiên bản gốc, nay còn đẹp hơn với Horizon Zero Dawn: The Frozen Wilds. The Cut có thể gọi là vùng đất sặc sỡ, phong phú và đẹp nhất trong toàn bản đồ của Horizon Zero Dawn nói chung. Tuy không thật sự quá rộng lớn, nhưng vì thế mà nơi đây được thực hiện tỉ mỉ hơn với các ngọn núi cao, kiến trúc nhà cửa hoang tàng của những thế hệ “cổ xưa” để lại, hay các hồ nước nóng bốc hơi đặc trưng dựa trên công viên quốc gia Yellowstone.

Nhờ sự dẫn dắt tài tình của chỉ đạo nghệ thuật mà The Cut trở nên không chỉ đẹp về hồn, mà còn giàu sức sống trong cả không khí của nơi đây. Gió lốc cuộn tuyết lên, gió phà thổi qua các tán lá cành, cây cỏ cho tới các hạt tuyết rơi từ nhẹ nhàng tới dày đặc của bão tuyết. Ngay cả động tác đi bộ của nhân vật cũng luộm khuộm, bàn chân đạp lên xuống nặng nề mỗi khi bước vào các vùng tuyết dày, để lại vết tuyết lún đầy ấn tượng – vốn bị thiếu sót ở bản gốc. Cách đặc tả không khí về tuyết lạnh giá trong Horizon Zero Dawn: The Frozen Wilds đều được thể hiện đầy quyến rũ đan xen với môi trường được thiết kế tỉ mỉ, khiến cho cảnh quan cứ như mời gọi người chơi thăm quan chuyến dã ngoại thứ thiệt.

Độ chi tiết về mặt hình ảnh không chỉ nằm ở các đặc tả về môi trường, mà thậm chí các bộ quần áo cũng sẽ nhanh chóng bám tuyết, và nàng Aloy sẽ co quắp người lại vì lạnh. Khi bơi lội dưới nước, các lớp tuyết mỏng sẽ tản ra – một cải tiến đáng lưu ý sau những chỉ trích về việc nàng Aloy tương tác mặt nước còn… thiếu “sức sống” quá.


Có điều đáng tiếc là tương tác kém với cây cỏ với vẫn chưa được khắc phục. Những đặc điểm trong không khí cũng như hiệu ứng của tuyết chỉ xuất hiện trong The Cut, những vùng tuyết khác trong phiên bản chính thì lại không được nâng cấp, khiến cho môi trường tuyết về tổng thể hơi có một chút thiếu đồng đều.

Tự nhận thấy điểm yếu trong cử động khuôn mặt của Horizon Zero Dawn, Guerrilla Games đã quyết định “chăm sóc” vấn đề này tới tận răng. Aloy thể hiện nhiều cảm xúc hơn – chưa tính tới các cảm xúc “bựa” như cười khểnh, ngớ người khi nghe một cái gì đó thật nực cười… Các nhân vật chính lẫn phụ cũng được bắt chuyển động tốt hơn để mang tới cảm giác bớt “khó chịu” ở phần nhìn của trò chơi. Đa số các khuôn mặt hầu như đều được trau chuốt kỹ lưỡng và có đặc tả cử chỉ thông qua cảm xúc riêng cho từng nhân vật mà Aloy đối thoại trong Horizon Zero Dawn: The Frozen Wilds.

Với vai trò là một phiên bản mở rộng, Guerrilla Games cũng không ngại ngần đóng góp hẳn một bộ nhạc nền riêng “chất lừ” cùng sự đầu tư nghiêm túc cho lồng tiếng, lời thoại dành cho Horizon Zero Dawn: The Frozen Wilds. Các vùng đất mà người chơi đặt chân qua trong khu vực The Cut đều sở hữu các giai điệu riêng như bản nhạc “Into The Frozen Wilds” khi lần đầu tiên bước vào vùng đất của bộ tộc Banuk, hay nhạc nền du dương vĩ cầm vang lên văng vẳng thật “phiêu” khi vi vu trên lưng thú cưỡi, đi đôi với tiếng động môi trường hoang dã, một cảm giác thật thiên nhiên hòa quyện cùng không khí lạnh nhưng vẫn ngọt ngào, rù quến.

Chưa kể, tiếp sức cho “bộ cánh” âm nhạc là chất lượng lồng giọng được đầu tư nghiêm túc, mặc cho thời gian phát triển chưa tới một năm kể từ ngày ra mắt của Horizon Zero Dawn. Từ giọng nói thân quen của Aloy, cho tới các nhân vật mới như giọng trầm ngâm và đầy cảm xúc của bộ tộc trưởng Aratak, hay hồ hởi và băng khoăn nhưng đầy khao khát của Gildun… Chính vì lồng tiếng quá tốt đã khiến các nhân vật này trở nên ấn tượng hơn khi biết được các câu chuyện đằng sau họ là gì.

Horizon Zero Dawn - CHIẾN ĐẤU ĐỂ CÙNG TỒN TẠI!


Lối thiết kế các hoạt động trong Horizon Zero Dawn: The Frozen Wilds vẫn tương tự phiên bản gốc: các vùng Corruption nhiễm đỏ sẽ thay bằng các vùng có chứa robot phóng ra các sắc tố hồng tím, cũng có các thử thách tại Hunter’s Lodge để thử thách kĩ năng người chơi với các mức độ khác nhau, cũng có Tallneck để mở khóa bản đồ. Rải rác khắp bản đồ là các món thu thập cùng với Bluegleam – hình thức tiền tệ mới để trao đổi với các thương gia Banuk (yên tâm là Horizon Zero Dawn: The Frozen Wilds không đi theo “xu hướng” lootbox để ăn tiền thật của người chơi đâu). Thay vì người chơi dùng các “metal shards” – đơn vị tiền tệ của game gốc, thu nhập được thông qua hạ gục các loài robot, lượm lặt tại các thùng đồ hay bán hàng hoặc nhận nhiệm vụ, thì nay người chơi chỉ cần dùng Bluegleam – nhưng khó tìm hơn thôi.



Như người viết có nhắc tới về loài Scorcher ở trên. Nó chỉ mới là một trong bốn loài robot mới mà người chơi sẽ diện kiến trong suốt chiều dài của Horizon Zero Dawn: The Frozen Wilds. Scorcher cùng hai loài mới khác không chỉ hút máu (loài còn lại chỉ đứng yên như hình trụ tháp), mà còn… hút luôn cả đồ nghề của người chơi. Chúng không chỉ hung dữ mà còn rất quyết liệt, càng gần hết máu thì càng “sung”, tấn công dồn dập như kiểu muốn “ăn tươi nuốt sống” Aloy vậy. Thế nên những ai chinh chiến ở mức độ khó nhất của Horizon Zero Dawn hãy chuẩn bị tinh thần đi nhé!



Chưa dừng lại ở đó, chúng ta sẽ còn dịp gặp lại các “gương mặt thân quen” như loài chim Glinthawk, các Scrapper mang hình hài của chó sói, cho tới các loài to lớn hơn như “trâu bò” Trampler, khổng lồ như khủng long T-Rex – Thunderjaw… và tuy có hơi một chút “lười biếng” trong thiết kế khi chúng bị nhiễm màu sắc tố hồng tím như các loài thú robot bị nhiễm sắc đỏ của Corruption như bản gốc, nhưng về hành vi thì chúng tấn công cũng dữ dội không kém các loài mới, thậm chí nếu so sánh với các loài khi bị dính chất độc màu đỏ thì bọn màu tím này dữ tợn hơn nhiều.



Các vùng có loài robot hình trụ tháp bắn ra tia hồng thường sẽ phát ra nhiều đợt sóng nhằm vô hiệu hóa bộ giáp “huyền thoại” Shield Weaver mạnh nhất trong game, cũng là một cách làm thông minh khiến các khu vực này thú vị hơn hẳn các vùng bị Corruption màu đỏ trong bản gốc. Chưa kể, loài robot hình tháp trụ này còn bắn ra các tia hồng để hồi máu cho các robot lân cận xung quanh. Cho nên đừng tự tin toàn phần khi sở hữu bộ giáp này trong khi chinh chiến tại nơi đây!

Để sinh tồn trong The Cut, Aloy sẽ được cung cấp vài bộ áo quần và vũ khí mạnh mẽ mới. Chưa kể, cây cung bá đạo của Aloy cũng sẽ được nâng cấp bằng các “mod” để tăng cường sức mạnh, cũng như có thêm nhánh kĩ năng để cân bằng cán cân sức mạnh. Các vũ khí mới lẫn cũ đều được thêm vào để cùng người chơi đưa ra suy tính chiến lược, bởi tình trạng hết đạn dược diễn ra rất thường xuyên, buộc lòng người chơi phải thay đổi vũ khí một cách liên tục nếu cứ xông pha mặt trận, và trên hết buộc phải học được điểm yếu để giải quyết các robot mới lẫn cũ nhanh hơn, thông qua “miếng sắt” hàng trăm ngàn năm không hư hỏng, đầy tân tiến gắn chặt bên thái dương của Aloy.

Cảm giác thỏa mãn mỗi khi chinh phục thành công các trận đấu vẫn còn đó, vẫn giữ được chất lửa và sự đa dạng trong tác chiến mà phiên bản chính đã mang lại.

VẪN TỒN ĐỌNG VÀI KHUYẾT ĐIỂM


Các kĩ năng mới trong Horizon Zero Dawn: The Frozen Wilds hơi mang tính “đáng lẽ phải ở đó từ đầu” như: thêm 20% khoảng trống cho túi đựng đồ, hay là có thể … nhặt đồ khi cưỡi thú. Tuy thế, vẫn có những kĩ năng khá ổn như tự tạo metal shard bằng việc “phá” các món không cần thiết, hay cho bọn robot nhỏ một cú chí mạng khi đang trên lưng thú cưỡi…

Các kỹ năng này ít hay nhiều đều góp phần mang tới tính chiến thuật cho lối chơi. Tuy nhiên, người viết mong chờ sự đầu tư về kĩ năng hay ho ra trò hơn, mang tính chiều sâu hơn cho mảng chiến đấu cho phiên bản sau.


Thật sự thì với vai trò là một phiên bản mở rộng, việc không thay đổi lối chơi khi mà vốn bản thân bản gốc cũng đã làm tốt là một điều… bình thường. Nhưng thật đáng tiếc, sau khi hoàn thành Horizon Zero Dawn: The Frozen Wilds, người chơi sẽ không còn gì để làm nữa. Đáng lẽ Guerrilla Games nên thêm vào một số tính năng mới trong lối chơi để giữ chân người chơi ở lại cùng thế giới của Horizon Zero Dawn hơn, như vài nhiệm vụ ngẫu nhiên xuất hiện khi người chơi lang thang trên đường, thêm một vài trò chơi nhỏ như đua thú cưỡi hay tìm diệt các loài robot theo yêu cầu chẳng hạn. Thế nhưng, việc dừng chân lại và chụp hình khoe cùng bè bạn cũng là một thú vui tao nhã, khá ổn để tạm giết thời gian đó chứ nhỉ?

Nguồn: Vietgameasia