Lara Croft and the Temple of Osiris là một món khai vị vừa phải, đủ để thưởng thức cùng bạn bè trong thời gian chờ đợi Rise of the Tomb Raider.
Điểm reviewgame đánh giá: 7.5/10Trong lúc người hâm mộ series Tomb Raider còn đang thấp thỏm về hậu bản của phiên bản reboot năm 2013 sắp ra mắt tới đây có tên gọi Rise of the Tomb Raider, thì Square Enix lại tung ra một "lá bài" mới: Lara Croft and the Temple of Osiris.
Là phần tiếp theo của Lara Croft and the Guardian of Light cách đây bốn năm, phiên bản mới này vẫn tiếp tục theo đuổi những yếu tố đã làm nên sự thành công của người tiền nhiệm. Với những game thủ đang thất vọng vì Rise of the Tomb Raider độc quyền cho Xbox One, đây có thể coi như món quà tạ lỗi đến từ Square Enix đáng để thử qua.
Lara, Carter, Isis và Horus. |
Thần thoại Ai Cập kể rằng, ác thần Set vì sự đố kị, ganh ghét đã hãm hại người anh trai của mình là thần Osiris rồi chia xác thành nhiều mảnh phân tán khắp vương quốc. Hàng ngàn năm sau, trong một chuyến thám hiểm Lara Croft và gã thợ săn kho báu "kỳ phùng địch thủ" Carter Bell vô tình chạm vào Quyền trượng của Osiris và phải gánh chịu lời nguyền từ nữ thần Isis và thần bầu trời Horus – vợ và con trai Osiris. Chẳng còn cách nào khác, Lara và Carter buộc lòng phải giúp hai vị thần cổ đại thu thập những phần cơ thể của Osiris. Nhưng mọi chuyện không hề dễ dàng khi sự có mặt của họ cũng đã đánh thức Set và bè lũ tay sai của hắn.
Lướt sơ qua về cốt truyện, những truyền thuyết, thần thoại Ai Cập chẳng còn xa lạ gì với những cựu binh của dòng game bởi nó là đề tài trong nhiều cuộc phiêu lưu của Lara trước đây. Đáng tiếc trong The Temple of Osiris, yếu tố hấp dẫn của chúng lại không được khai thác tốt như những người tiền nhiệm. Với một game phiêu lưu nói riêng cũng như series Tomb Raider nói chung, cốt truyện luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Thế nhưng cách truyền tải nội dung của phiên bản này lại tỏ ra yếu kém, nhạt nhẽo. Hãy tưởng tượng bạn bỏ biết bao công sức để vượt qua các thử thách, để rồi phần thưởng nhận được là… một phần cơ thể, xét về mặt thực tế thì không hợp lý chút nào. Chẳng những thiếu đi các nút thắt gay cấn, mà bối cảnh mới lại vô hình khiến cho những nỗ lực của người chơi không được đền đáp xứng đáng. Để rồi đến cuối cùng chúng ta cảm thấy như cả cuộc phiêu lưu chỉ nhằm mục đích cứu lấy mạng sống của chính mình, không có vẻ gì gọi là kích thích.
Hơn thế nữa, những nhân vật trong game không để lại mấy ấn tượng cho người chơi. Điển hình như Set – một ác thần hung tợn, không từ thủ đoạn với chính anh trai mình, nhưng vào game lại không bộc lộ được những bản chất đó, hay nói cách khác là không có dáng vẻ của một "trùm cuối" thực thụ. Thay vào đó, người chơi hẳn sẽ sớm thấy chán ghét nhân vật này bởi sự nhàm chán, luôn tỏ vẻ như mọi chuyện đều đã được sắp đặt, vẫn còn trong suy tính của lão. Hệ quả là những lần chạm trán Set chẳng có mấy giá trị ngoài việc làm người chơi xao lãng tinh thần, rất phiền toái. Còn các nhân vật như Carter hay Isis cũng chẳng có mấy "đất diễn". Nhưng bù lại, việc chọn một thần thoại Ai Cập làm chủ đề cũng có ưu điểm của nó, ngoài gợi nhớ lại cuộc phiêu lưu hào hứng trong Last Revelation năm xưa còn mang đến những khung cảnh huyền bí, những cạm bẫy chết người và lũ quái vật cổ xưa trong các hầm mộ. Công bằng mà nói, The Temple of Osiris cũng đã thể hiện khá tốt bầu không khí đặc trưng của dòng game: đầy nguy hiểm, chết chóc nhưng cũng không kém phần quyến rũ.
Người chơi có thể đi solo. |
Nếu như Guardian of Light chỉ có Lara và Totec song hành, thì Temple of Osiris có Carter, Isis và Horus nâng tổng số người chơi lên đến con số bốn, hứa hẹn những trải nghiệm rất hào hứng. Mỗi nhân vật có những khả năng riêng biệt, Lara và Carter sở hữu những vũ khí của thế giới hiện đại như súng ống, bom mìn hay móc sắt để đu bám lên các bờ tường cao. Trong khi hai vị thần Isis và Horus lại mang bên mình Quyền trượng Osiris – thay thế cho ngọn giáo của Totec trước kia với những quyền năng ấn tượng như bắn những tia phép hủy diệt, điều khiển các cơ quan trong hầm mộ hay làm chậm thời gian. Trong quá trình chơi cả bốn người sẽ cần kết hợp những kỹ năng của nhau để cùng vượt qua các câu đố cũng như thu thập đủ các collectibles để hoàn thiện thành tích.
Cách những người chơi tương tác với nhau được xây dựng khá thú vị. Có những khi người này phải bắn móc sắt để giúp cả đội vượt qua vực thẳm an toàn, trong tình huống tiếp theo lại đến lượt một người khác tạo những quả cầu ma thuật để đồng đội dùng nó nhảy lên vị trí cao hơn. Đôi khi chỉ một sai lầm cũng người này cũng có thể khiến bạn bè mình gặp nạn, chẳng hạn như khi giữ dây cho một người khác đu mình xuống miệng vực thu thập một collectible ẩn, nếu chẳng may bạn sảy tay thì người bạn kia sẽ lãnh kết cục bi thảm.
…hoặc chơi cùng bè bạn. |
Khía cạnh combat nhằm mục đích mang lại tiếng cười và sự sảng khoái cho người chơi hơn là truyền tải sự khốc liệt, nguy hiểm mà các nhân vật đang phải đối mặt. Tuy nhiên điểm đáng khen nhất của mảng level-design là việc tinh chỉnh màn chơi một cách phù hợp thùy theo số lượng người chơi hiện tại Chẳng hạn cùng một câu đố, nếu đi hai người thì mỗi người phải đứng trên một platform cùng lúc để kích hoạt cơ quan; nhưng khi chỉ có một mình thì game sẽ thả thêm một quả cầu sắt để thay thế vị trí đó. Không chỉ vậy, khi đơn thương độc mã Lara còn được sở hữu tất cả những trang bị, kỹ năng của các nhân vật còn lại để vận dụng giải đố. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể đi solo "phá đảo" trò chơi mà không gặp trở ngại gì, trái ngược với sự đặt nặng tính chất Co-op của Guardian of Light.
Hiệu ứng cháy nổ khá. |
Đồ họa được nâng cấp. |
Ưu điểm
- Lối chơi Co-op bốn người hào hứng.
- Thiết kế màn chơi khéo léo.
- Đấu trùm thú vị.
- Kết hợp tốt nhiều yếu tố.
Khuyết điểm
- Cốt truyện nhàm chán, thiếu kịch tính.
- Nhân vật không ấn tượng.
- Cơ chế điều khiển chưa được tốt.
(Nguồn: gamethu.net)
0 nhận xét:
Post a Comment