468x1000 Ads

Monday, October 13, 2014

Review Middle-earth: Shadow of Mordor (Phần kết)



   Ham muốn quyền lực không giới hạn


   Tất nhiên, ham muốn quyền lực này không phải của người chơi hay Talion mà chính là từ bộ máy quân sự Uruk của Sauron với nhiều giai cấp được Shadow of Mordor phân chia rõ ràng. Sẽ không có gì đáng nói nếu những gì tôi viết ở trên là tất cả những gì Shadow of Mordor có. Monolith biết cách làm mới cho đứa con cưng của mình khi mang đến một “tư duy chiến thuật” mới cho một tựa game đập phá chặt chém mạnh bạo. Đó chính là hệ giống giai cấp và nội chiến - Nemesis.


  Trong hàng ngũ quân đội của Uruk, game chia ra làm 3 giai cấp chính là Warchief, Captain và Grunt. Những tên Warchieft là giai cấp cao nhất thuộc hàng “nhất phẩm” trong quân đội Uruk, trong khi đó Captain chỉ là những tên chỉ huy quèn sở hữu một nhúm quân Grunt cũng “nhãi nhép” không kém. Tuy vậy đối phó với chúng cũng không phải là điều dễ dàng, nhất là với những Warchieft hoặc ngay cả với Captain.

  Đầu tiên, Captain có số lượng khá đông đảo và người chơi dễ dàng bắt gặp chúng trên đường đi khá nhiều và tiêu diệt chúng cũng cần phải có chiến thuật hợp lí bởi chúng đều có điểm mạnh yếu khác nhau. Người chơi sẽ phải dựa theo điểm yếu này để đem đến một cuộc tập kích thành công mà không cần phải tốn quá nhiều công sức. Muốn có được những “info” về điểm mạnh yếu này người chơi sẽ phải tìm đến những tên lính quèn có biểu tượng “Intel” màu xanh lá trên đầu.
  

   Một khi nắm được điểm yếu, bạn sẽ vô cùng nhanh chóng giải quyết gọn gàng Captain. Chẳng hạn, như Captain này yếu về phòng thủ và dễ dàng bị “ám toán” chỉ với 1 hit trúng sọ, vậy cách nhanh nhất giải quyết chúng chính là cho một mủi tên ngay “trốt” hoặc ám toán bằng dao găm một cách bất ngờ. Hoặc có tên sợ chó, có tên sợ lửa, sợ ong… tất cả đều không nên bỏ qua và cần được thu thập thật kĩ càng.
 
  Warchieft cũng tương tự như Captain, chúng cũng có điểm yếu và điểm mạnh riêng được kê khai trong các hồ sơ người chơi thu thập được. Tuy nhiên, Warchief “khủng” hơn Captain khá nhiều, và đi kèm Warchieft luôn có từ 2 đến 3 tên cận vệ vốn là những Captain nói trên. Vì vậy, đối đầu với Warchieft, người chơi chắc chắn phải đụng độ với ít nhất là 3 tên cực khó xơi, chưa kể đám lâu la liên tục làm khó.

  Chiến thuật diệt các tên Warchieft cũng từ đây mà tạo nên tính chiến thuật cho Shadow of Mordor, muốn giết Warchieft dễ dàng > buộc người chơi phải tiêu diệt Captain hộ vệ trước, hoặc bất cứ chiến thuật tập kích nào hay ho mà người chơi nghĩ ra, kể cả việc cho chúng đối đầu nhau.

   Nói đến đối đầu, hệ thống nội chiến đặc sắc này lại càng khiến tính chiến thuật của game được nâng cao. Trong game, các Captain luôn luôn đối đầu nhau tạo nên các cuộc xung đột tranh giành quyền lực để đạt đến cấp hộ vệ cho các Warchieft, sau này sẽ có khả năng “lên lon” Warchieft nếu chẳng may… chủ của chúng chầu trời. Người chơi sẽ dựa vào đó để “mượn dao giết người” cực kì độc đáo bằng một tính năng mới chính là tẩy não và điều khiển chúng ở nữa sau của game.


   Hệ thống nâng cấp đơn giản nhưng sâu sắc


   Mỗi khi tiêu diệt được các Warchieft hay Captain, người chơi sẽ có cơ hội nhặt được các Rune dùng để khảm vào vũ khí đẩy mạnh các chỉ số và tạo nhiều lợi thế hơn trong chiến đấu. Các Rune này được chia ra làm 3 loại cơ bản ứng với Dao găm, Kiếm và Cung và chúng đều có các chỉ số khá đa dạng chia theo từng level của Rune. Các Rune có level càng cao, chỉ số tăng cho vũ khí càng mạnh.

    Mỗi vũ khí được mang tối đa 5 Rune khi được nâng cấp tối đa thông qua bảng kỹ năng và điều này sẽ tác động không nhỏ đến phong cách chơi của người chơi. Chẳng hạn, bạn có thể mang những Rune hút máu khi thực hiện các chiêu ám sát Stealth Kill nhằm phục hồi máu trong các pha ngàn cân treo sợi tóc, hoặc hồi chỉ số Focus nhằm thực hiện được nhiều pha bắn tỉa, công kích Shadow Streak từ xa càng nhiều càng tốt, hoặc đơn giản hơn cả chính là tăng sát thương cận chiến.

    Tiếp đến chính là bảng kĩ năng đã được nhắc đến rất nhiều bên trên. Shadow of Mordor có tổng cộng 2 bảng kỹ năng và chỉ số, mỗi bảng lại được chia ra làm 2 trường phái, tuy nhiên việc chia trường phái này không ảnh hưởng nhiều đến lối chơi mà chỉ phân chia rạch ròi hơn mà thôi.


   Với bảng kỹ năng chủ động đầu tiên, đây sẽ là những chiêu thức mà bạn sẽ liên tục sử dụng trong quá trình chặt chém của mình. Cụ thể hơn chính là các chiêu thức sử dụng Cung, Kiếm, Dao găm và kỹ năng Stun, tẩy não hoặc cả cưỡi thú. Những chiêu thức này không chỉ để làm màu hay bị spam liên tục trong quá trình chơi, chúng xuất hiện một cách rất trình tự và điều độ, đòi hỏi người chơi vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặc những chuỗi combo đã nói bên trên và kích hoạt chúng đúng nơi đúng chỗ để mang lại những lợi thế đặc biệt.

   Cũng chính những chiêu thức này tạo nên sự kịch tính đầy kích thích của game trong các trường đoạn hành động khiến chúng không hề nhàm chán mà vẫn đầy mê hoặc với các góc quay cực kì điện ảnh “phê rề”.

   Ngược lại, bảng kỹ năng Atributes lại là những chỉ số hỗ trợ nâng cao khả năng chiến đấu của Talion như kéo dài thanh sức khỏe, thanh Focus, khả năng mang nhiều mủi tên… Những kĩ năng này đòi hỏi một lượng điểm M thu thập được từ các nhiệm vụ ngoại tuyến màu trắng được đặt khắp bản đồ. Đây là những nhiệm vụ cung cấp một lượng điểm M cực kì đồi dào và buộc người chơi phải thực hiện không sót mới mong cải thiện được “trình” của mình. Các nhiệm vụ chính và nhiệm phụ màu Vàng và Đỏ trên bàn đồ cũng đều mang lại một lượng điểm M tương đối song lại khá ít.


    Qua đó, Bạn có thể thấy, tất cả những gì Shadow of Mordor mang đến vô cùng phức tạp, vô cùng nhiêu khê và rối rắm, nhưng chúng đều được liên kết mật thiết với nhau rất chặt chẽ.

    Bạn muốn tiêu diệt Warchieft? Phải đi từ Captain. Bạn muốn tiêu diệt Captain? Điều tra Info của chúng một cách cẩn thận và lợi dụng hệ thống nội chiến độc đáo của game mới có thể đối đầu với chúng. Và để đủ sức đối đầu với chúng, bạn phải liên tục làm nhiệm vụ chính phụ xuyên xuốt từ đầu tới cuối cũng như thu thập các bí mật đặt rải rác khắp màn chơi. Tất cả diễn ra như hiệu ứng domino, dẫn dắt một cách nhuần nhuyễn xen lẫn lối dẫn truyện đặc sắc hấp dẫn!


Middle-earth sống động trong từng khoảnh khắc
   Từ thế giới, cốt truyện cho đến lối chơi, những lời khen không ngớt cho sự xuất sắc của Shadow of Mordor và nhà phát triển Monolith làm được có lẽ vẫn chưa đủ bởi “con điểm chốt” của game tiếp tục được ghi thêm nhờ mảng đồ họa và âm thanh gần như hoàn hảo.


   Có lẽ bạn sẽ khó bắt gặp những khung cảnh thần  tiên và hùng vĩ như những siêu phẩm điện ảnh hay những tựa game sử dụng điển tích The Lord of The Rings trước đây, nhưng chắc chắn một điều rằng Shadow of Mordor thừa sức cống hiến cho người chơi những khung hình ấn tượng mê li.

   Khoan nói về những thắng cảnh trong Middle-earth, đa phần ấn tượng hớp hồn người chơi ngay từ đầu chính là những góc quay vô cùng điện ảnh trong những pha combat của game. Chúng đẹp mắt và “đã mắt lẫn đã tay” đến khó tả. Bạn sẽ đắm đuổi hàng giờ liền chỉ để chiến đấu và liên tục chiêm ngưỡng sức hút từ những gì game mang lại từ lối chơi cho đến đồ họa để thõa mãn cảm giác chiến đấu điên cuồng của mình.

  Nói như thế có vẻ hơi thiên về gameplay, song trên thực tế, các tia máu, vân về mặt và cả tạo hình những tên Uruk cực kì chi tiết và đa dạng. Bạn sẽ khó có thể bắt gặp được sự trùng lặp nào của những tên Warchieft hay Captain trong lần chơi đầu tiên của mình. Trong khi đó, diễn hoạt nhân vật lại vô cùng nhuần nhuyễn càng tăng thêm độ chất của những pha chiến đấu của game.


   Tiếp đến các thắng cảnh trong Middle-earth tuy chẳng có gì hấp dẫn và đa phần đều chỉ nằm ở các Stronghold tương đối “cao” của đám Uruk mà thôi. Tuy vậy, những hiệu ứng hình ảnh lại quá đủ để lắp đầy ham muốn ngắm nhìn cái đẹp của game.

   Trải dài là ánh năng chói chan của mặt trời vàng vọt, xa xôi mà ảm đạm như thương lấy chính xứ Gondor và cả số phận của Talion. Khi thì tầm tã với những trận mưa rào ẩm ướt như trút tâm sự và cả sự giận dữ như biểu hiện cho một thế lực đen tối đang bao trùm vùng đất kì thú này. Vân bề mặt vô cùng chi tiết, những rảnh nước len lõi chảy qua vừng vết nức trên tường, những bụi cây đẹp đến từng chiếc lá và cả những ánh lửa ấm cúng le lói trong đêm. Shadow of Mordor đẹp như vậy đấy, đổ nát, xám xịt và điêu tàn song đâu đó lại cực kì ngọt ngào, dậy sóng trong từng bước chân của Talion.


   Âm thanh trong game cũng vậy, có khi lắt léo, có khi sắc cạnh, tiêu điều trong từng câu hát, câu ca, khi thì dồn dập, khi thì “epic” tựa như bản anh hùng ca hát riêng cho Talion. Lồng tiếng nhân vật vô cùng truyền cảm, cho thấy được cái thần của từng nhân vật, kể cả những tên Uruk man rợ, đôi phần ngốc nghếch và ngu si. Âm thanh mô phỏng môi trường, từ tiếng xao động của cỏ cây, đến những cánh chim trong vắt xen kẻ với sự sắc lạnh trong từng đường kiếm của Talion càng khiến người chơi như chết mê chết mệt cùng game.

   Tuy vậy, đâu đó trong game, người chơi vẫn thấy đôi chút sự thiếu, một chút thiếu gì đó trong nhạc nền, nó chưa đủ sức  thúc đẩy người chơi, chưa đủ sức tạo nên một không khí cần có. Tuy nhiên, đây lại chưa phải là một điểm trừ bởi chúng hầu như bị hằng xa số các điểm mạnh kể trên che lấp.


Review Middle-earth: Shadow of Mordor P1

 

0 nhận xét:

Post a Comment