468x1000 Ads

Thursday, June 4, 2015

Những tựa game chiến thuật hay nhất

Review game xin nêu lên một số cái tên nổi bật nhất của thể loại game chiến thuật trong vòng 10 năm trở lại đây.


Game chiến thuật nói chung, dù là thể loại theo lượt (turn-based) hay thời gian thực (real time), chiếm một thị phần rất quan trọng trong thế giới gaming. Đây là dòng game dành cho các game thủ yêu thích những trận chiến hoành tráng với hàng trăm, hàng nghìn đơn vị lính, hay cảm giác thỏa mãn khi chiến thắng trong những trận đấu trí với người chơi khác, hay thậm chí là AI. Sau đây sẽ là danh sách game chiến thuật tôi yêu thích nhất trong khoảng tầm một thập kỷ trở lại đây.

Total War: Rome II


    Có thể thấy một điều rõ ràng rằng, series Total War trứ danh của hãng The Creative Assembly đang bị kẹt trong một cái vòng lẩn quẩn. Cái vòng này đóng lại ở thời đại Empire, thời đại cuối cùng có những chiến trường khổng lồ với hàng nghìn quân lính mà series đã lột tả một cách hoàn hảo, và quay trở lại điểm bắt đầu, thời đại Shogun. Và sau đó lại là một bản khác về Rome.
    Đây là lần thứ 2 series lấy bối cảnh La Mã cổ đại, sau bản Rome: Total War cực kì thành công được phát hành từ năm 2004. Các chiến binh La Mã sẽ một lần nữa đối đầu với những tên Barbarian man rợ, hứa hẹn một cuộc chiến khốc liệt cực kỳ hấp dẫn.

Company Of Heroes 2


    Với kinh nghiệm của studio Relic từ game Dawn of War, cũng không có gì bất ngờ khi Company of Heroes – tựa game RTS với đề tài Thế Chiến 2 được phát hành vào năm 2006 – trở thành một trong những tựa game chiến thuật thành công nhất, trên cả phương diện tài chính lẫn sự đánh giá của những nhà phê bình.
   Năm 2013, nhà phát hành THQ chuyển nhượng lại quyền phát hành series này cho SEGA, và hãng này đã phát hành phần tiếp theo Company of Heroes 2 – cũng lấy nội dung Thế chiến 2 nhưng tập trung hơn vào mặt trận phía Đông của cuộc chiến tranh này và một lần nữa, nhận được đánh giá cao của giới phê bình lẫn người hâm mộ.

Total War: Shogun 2


    Shogun 2 là bản kế thừa của Shogun: Total War được phát hành vào năm 2000. Lấy bối cảnh Nhật Bản thời kì phong kiến, người chơi sẽ đóng vai một trong những vị tướng quân cầm đầu một nhà và chiến đấu với những nhà khác để tranh giành vị trí Mạc tướng, một chức danh nhiều quyền lực nhất trong hệ thống phong kiến Nhật bản thời đó.
    Ngoài ra, người chơi còn bị thử thách bởi sự trỗi dậy của Thiên Chúa giáo ở Nhật bản, cũng như sự ảnh hưởng từ những thế lực ngoại ban đe dọa đến chủ quyền và nền văn hóa của quốc gia mình. Người chơi sẽ có toàn quyền lựa chọn lịch sử sẽ diễn ra theo chiều hướng nào, với những quyết định được đưa ra trên cả chiến trường và mặt trận chính trị.

Civilization 5


    Civilization 5 không phải là game hay nhất trong series Civilization, mà là game mới nhất, và theo ý kiến của nhiều người, game cũng có hệ thống combat tuyệt vời nhất, với sự xuất hiện của hệ thống ô chọn hình lục giác. Ngoài ra, game còn có những bản mở rộng rất chất lượng, đổi mới và cải thiện ở nhiều phương diện cho game như nền văn hóa, tôn giáo và ngoại giao.
    Nếu bạn muốn có chút gì đó gọi là “dễ thở”, thì hãy thiết lập độ khó game ở mức độ thấp nhất, vì Civilization 5 cũng được xem là game khó nhất trong cả series. Có thể đối với những fan lâu đời của series này, game vẫn còn một số khuyết điểm nhất định, nhưng về tổng quát, Civilization 5 chắc chắn là một trong những game chiến thuật hay nhất ở thời điểm này.

XCOM: Enemy Unknown


    XCOM: Enemy Unknown là một bản tiếp nối khá thành công của series chiến thuật theo lượt được phát triển bởi Microprose nổi lên từ gần 2 thập kỉ trước. Được hồi sinh bởi Firaxis – nhà phát triển series Civilization – bản XCOM mới này cải thiện những khuyết điểm của tựa game cũ và phát huy tất cả những ưu điểm, tạo nên một sản phẩm chiến thuật theo lượt rất đặc trưng và hấp dẫn.
    Mức độ lan truyền và sự thành công của XCOM: Enemy Unknown như một lời khẳng định về sức mạnh và độ cuốn hút của thể loại chiến thuật theo lượt, phong cách gặp khá nhiều khó khăn trong lịch sử gaming và đã từng nhiều lần bị tuyên bố khai tử.

Starcraft 1 & 2


    Nhắc đến thể loại game chiến thuật, tất nhiên không thể không nhắc đến gã khổng lồ Starcraft. Được phát hành vào năm 1998, và hiện vẫn đang là thương hiệu số 1 trong dòng game RTS giả tưởng, game xoay quanh xung đột giữa 3 chủng tộc về việc tranh giành những hành tinh xa xôi trong giải Ngân Hà. Terran - loài người đến từ Trái Đất. Protoss - chủng tộc ngoài hành tinh có những tiến bộ vượt bậc trong những kĩ thuật liên quan đến tâm linh, cố gắng bảo vệ giống loài của mình khỏi sự xâm lăng của Zerg, lũ quái vật khát máu reo rắc sự hủy diệt ở mọi nơi chúng có mặt.
    Starcraft được đánh giá là một cuộc cách mạng lớn trong gameplay của thể loại chiến thuật thời gian thực – RTS, cùng với một cốt truyện rất có chiều sâu. Game có một cộng đồng người chơi cực kì lớn mạnh với những game thủ chuyên nghiệp, đặc biệt là ở châu Á, được đào tạo bài bản và những giải đấu được tài trợ trên quy mô toàn cầu.

Age of Empires III


Đây là 1 game chiến thuật thời gian thực được phát hành vào năm 2005, với bối cảnh phần lớn từ thời kỳ thuộc địa – thực dân từ đầu thế kỉ 15 đến cuối thế kỉ 19. Người chơi sẽ lựa chọn một trong những thuộc địa của châu Âu, châu Á hay Bắc Mĩ và cố gắng phát triển nó thành một vương quốc thịnh vượng.
    Không giống với các game thể loại chinh phục khác, như trong Civilization chẳng hạn, người chơi có thể hoàn thành game mà không cần phải chiến đấu thì ở Age of Empires III, game yêu cầu người chơi phải tiêu diệt những quốc gia của kẻ thù. Game nhấn mạnh yếu vào sự phát triển dân số để khai thác tài nguyên – mang lại một nền kinh tế vững mạnh, cùng sự phát triển quân đội để chiến đấu với những quốc gia thù địch.
    Một tính năng đặc trưng khác của game này là hệ thống chính trị gia. Người chơi sẽ chọn những chính trị gia với những ưu điểm khác nhau, cùng với đó là những bonus khác nhau cho quốc gia của mình. Độ khó của game tùy thuộc vào những thuộc địa bạn lựa chọn, và đây cũng là một trong những động lực khiến bạn khó có thể dứt ra khỏi Age of Empire III.

Warhammer 40,000: Dawn Of War II


    Tựa game này mang đến khá nhiều cải tiến so với bản Dawn of War đầu tiên, như multiplayer cho phép người chơi co-op, chứ không chỉ đối đầu 1vs1 như trước. Những campaign trong game cũng không còn tuyến tính và yếu tố xây dựng căn cứ cũng bị loại bỏ. Các unit trong game phải được lựa chọn từ trước khi bắt đầu nhiệm vụ và không thể bổ sung thêm khi đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
    Người chơi sẽ phải đưa ra những quyết định tùy vào mục tiêu và địa thế của mỗi nhiệm vụ, dẫn đến những kết quả rất khác nhau. Thậm chí sau khi đã đưa ra quyết định, màn chơi sau đó sẽ có những mục tiêu mới khác nhau tùy thuộc vào diễn biến của các sự kiện.

    Dawn of War II là một game chiến thuật chính thống nhưng lại mang nặng hơi hướng thể loại RPG, khi mà người chơi có thể lên cấp, và các unit có thể được trang bị những món đồ chiến lợi phẩm thu được từ những màn chơi trước. Đây là một game không thể thiếu cho những ai là fan của dòng RPG và muốn trải nghiệm cảm giác căng não đặc trưng của dòng game chiến thuật.

0 nhận xét:

Post a Comment